Những kỹ năng sống bố mẹ nên dạy cho con càng sớm càng tốt

Kỹ năng sống là những bài học mà trẻ sẽ mang theo cả cuộc đời. Dưới đây là những kỹ năng sống cho bé mà bố mẹ nên dạy con càng sớm càng tốt.

Dạy kỹ năng sống cho bé là một điều rất cần thiết trong việc nuôi dạy con.

Kỹ năng đưa ra quyết định

ky nang song cho be

Đưa ra quyết định là một kỹ năng cơ bản mà mỗi đứa trẻ nên được dạy từ khi còn nhỏ. Hãy đơn giản hóa bằng những quyết định cơ bản như: Hôm nay con muốn ăn gì? Con muốn mặc quần áo gì? Con muốn xem phim hoạt hình hay chơi đồ chơi?  Khi trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho trẻ học về những phần thưởng, những kết quả tốt khi con đưa ra các lựa chọn đúng đắn. Dần dần các bé sẽ biết cân nhắc thiệt hơn, đánh gia ưu nhược điểm để có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Rèn luyện kỹ năng sống cho bé về đưa ra quyết định cũng có thể giúp con tự lập hơn, không quá phụ thuộc vào bố mẹ.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

ky nang song cho be

Giải quyết vấn đề là một kỹ năng rất cần thiết đối với tất cả mọi người, trẻ con cũng không phải ngoại lệ. Nếu trẻ gặp rắc rối, hãy lắng nghe trẻ kể ra mọi chuyện. Sau đó cùng trẻ phân tích vấn đề và khuyến khích trẻ tự suy nghĩ cách giải quyết vấn đề ấy. Can thiệp quá nhiều và thay trẻ giải quyết mọi vấn đề sẽ khiến con luôn phụ thuộc vào bố mẹ, thậm chí là ngay cả khi đã trưởng thành.

Vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe

ky nang song cho be

Sức khỏe và vệ sinh luôn giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy, không bao giờ là quá sớm để dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân và giữ gìn sức khỏe của bản thân. Khi mới bắt đầu, hãy lập một biểu đồ để nhắc nhở về những việc con cần hoàn thành. Ví dụ: Rửa tay trước khi ăn, đánh răng trước khi ngủ và sau khi ngủ dậy. Theo thời gian, những việc này sẽ trở thành thói quen lành mạnh con tự giác làm mà không cần bố mẹ nhắc nhở.

Kỹ năng sơ cứu cơ bản

Dạy con kỹ năng sơ cứu cơ bản sẽ giúp bé cách tự bảo vệ mình và chăm sóc những người xung quanh trong tình huống cần thiết. Khi các bé 3 tuổi, bố mẹ đã có thể dạy bé kỹ năng sơ cứu. Đồng thời hãy cho bé biết hộp thuốc để ở đâu, phân biệt các loại thuốc và cách sử dụng.

Sơ cứu khi bị bỏng nhẹ

  • Chạy đến nơi an toàn
  • Hạ nhiệt vết bỏng bằng cách ngâm vết bỏng vào nước sạch hoặc xả vết bỏng dưới vòi nước chảy chậm khoảng 15-20 phút
  • Rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý
  • Thấm khô bằng gạc vô trùng
  • Bôi thuốc mỡ vào vết bỏng
  • Băng vết thương
  • Đến cơ sở y tế gần nhất nếu bị bỏng nặng

Sơ cứu khi bị vật nuôi cắn

  • Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý
  • Thấm khô vết bị cắn bằng gạc vô trùng
  • Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Betadine theo hướng từ trong ra ngoài
  • Lấy gạc vô trùng đắp vào vết thương

Sơ cứu khi bị đứt tay

  • Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý
  • Lau sạch vết thương bằng gạc vô trùng
  • Băng vết thương: Nếu vết thương nhỏ thì dán băng urgo. Nếu vết thương hơi to thì đắp gạc vô trùng lên vết thương. Băng vết thương từ chỗ thấp lên chỗ cao, từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn.

Nguồn : bau.vn

  • Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp chính là “chiếc cầu” kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và trẻ. Thế nhưng, không ít bậc phụ huynh thừa nhận rằng: càng lớn, con càng ít nói, thu mình hoặc chỉ trả lời bằng những câu cộc lốc. Vậy làm sao để cha mẹ có thể chạm đến trái tim con một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả? Dưới đây là những bí quyết giao tiếp từ các chuyên gia tâm lý giúp con luôn sẵn sàng chia sẻ và mở lòng.
  • Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ hiện nay gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hay khó tiêu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng mà cha mẹ cần lưu ý
  • Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trong thời đại số hóa, việc trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh từ rất sớm không còn là điều hiếm gặp. Từ việc xem hoạt hình, học tiếng Anh, đến gọi video cho ông bà – chiếc điện thoại đang trở thành một “bảo mẫu công nghệ” mà nhiều cha mẹ hiện đại tin dùng. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó là những cảnh báo khoa học đáng suy ngẫm, khiến không ít phụ huynh phải giật mình.
  • Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Chiều cao không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe, sự tự tin và tiềm năng phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rằng chiều cao của trẻ chịu tác động rất lớn từ những “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển. Nếu bỏ lỡ những thời điểm quan trọng này, việc cải thiện chiều cao sau đó sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể bù đắp.
  • Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con dậy thì sớm, đặc biệt là bé gái – bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng, mà còn có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và hỗ trợ quá trình này là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng, khó chịu càng làm chất xúc tác gia tăng căn bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là gì? Cách phân loại ra sao?