Ở Việt Nam, ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 (Âm lịch hàng năm) khi kết thúc vụ lúa Chiêm, bước vào đầu vụ mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ.
1. Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Người Việt cũng lưu truyền nhiều truyền thuyết về ngày Tết Đoan Ngọ. Theo đó, khi sâu bọ phát triển nhiều, người dân không biết làm cách nào để có thể giải được nạn, thì bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio (bánh tro), trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, sâu bọ đã đi mất. Để tưởng nhớ sự việc, dân chúng đặt cho ngày này là Tết diệt sâu bọ, có người gọi là Tết Đoan Ngọ.
2. Cúng Tết Đoan Ngọ cần những gì?
Tùy theo quan niệm của từng vùng mà lựa chọn các món sản vật dâng cúng ông bà, tổ tiên ngày Tết Đoan Ngọ khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo đủ các lễ vật chính như: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp.
Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối… Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ.
Xôi, chè, bánh ú tro (còn gọi là bánh tro hay bánh gio).
Trên mâm cúng của người miền Bắc thường có trái dưa hấu đỏ, miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Thừa Thiên Huế thì không thể thiếu chè kê và thịt vịt. Vốn dĩ, người dân chọn thịt vịt mà không phải thịt heo, bò, gà là vì người Việt xưa tin rằng thịt vịt mát, ăn vào sẽ làm mát cơ thể cả năm.
Từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi, một số gia đình nấu xôi chè cúng lễ, nhà nào có trồng cây thì cho trẻ nhỏ vào tận vườn hái trái ăn.
Mâm cúng của người miền Nam thì không thể thiếu bánh ú tro, chè trôi nước, xôi gấc… Sau khi cúng xong, cả nhà sẽ cùng quây quần bên mâm để ăn những món ăn này.
Thông thường, các gia đình thường cúng trên bàn thờ gia tiên. Ngoài ra, có thể thêm cả cỗ cúng ngoài trời để cảm tạ trời phật, tổ tiên đã phù hộ cho mùa màng bội thu, cầu mong sức khỏe, tránh xa bệnh tật.
3. Nên cúng vào thời gian nào?
Thời gian thích hợp để cúng là từ 11h đến 13h. Tết Đoan Ngọ nên được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 Âm lịch.
4. Những điều kiêng kỵ trong Tết Đoan Ngọ?
Vứt giày dép lộn xộn
Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
Tránh để rơi tiền
Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống.
Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái
Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ
Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe.
Tránh dừng chân ở nơi âm u
Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.
Bài viết trên của Bau.vn chỉ mang tính chất chiêm nghiệm, tham khảo.
Nguồn : bau.vn