Những loại thuốc kháng sinh trị viêm đường tiết niệu dùng được cho phụ nữ mang thai

Nếu bác sĩ bắt buộc phải kê đơn dùng kháng sinh khi mang thai để điều trị thì các loại thuốc cụ thể phải được lựa chọn cẩn thận. Một số loại kháng sinh có thể an toàn trong thai kỳ, tuy nhiên số khác lại chống chỉ định cho sản phụ.

Làm thế nào để điều trị viêm đường tiết niệu khi mang thai?

Việc chữa viêm đường tiết niệu khi mang thai thường được tiến hành ngay lập tức. Bạn sẽ dùng thuốc kháng sinh trong 3 – 7 ngày hoặc theo khuyến cáo của bác sĩ

Các triệu chứng của bệnh có thể biến mất sau khoảng 3 ngày dùng thuốc. Hãy uống tất cả các loại thuốc bác sĩ đã kê theo đúng lịch trình. Đừng dừng lại sớm, ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm bởi hành động này có thể gây lờn thuốc, kéo dài thời gian điều trị bệnh.

Nếu nhiễm trùng đã lây lan đến thận, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc kháng sinh mạnh hơn hoặc tiêm thuốc qua tĩnh mạch.

Những loại thuốc điều trị viêm đường tiết niệu an toàn cho bà bầu

1. Kháng sinh Amoxicillin dùng được cho phụ nữ mang thai

Amoxicillin được coi là thuộc nhóm thuốc loại B theo phân loại của FDA. Điều này có nghĩa là thuốc được coi là an toàn để uống khi mang thai. Nghiên cứu trên động vật chưa thấy báo cáo lại về các ảnh hưởng xấu đến thai nhi đang phát triển do mẹ uống amoxicillin. Loại thuốc này được coi là có nguy cơ thấp nếu phụ nữ uống vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ.

Amoxicillin là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để điều tị một số loại nhiễm khuẩn nhất định. Bao gồm: viêm phổi, viêm phế quản và nhiễm trùng đường tiết niệu. Amoxicillin cũng có thể dùng để điều tị viêm da, viêm họng và viêm tai. Thuốc có tác dụng làm ngừng sự phát triển của vi khuẩn có hại trong cơ thể và làm giảm tình trạng nhiễm trùng.

Tuy nhiên bạn không nên bỏ liều hoặc ngưng dùng thuốc một khi đã cảm thấy khá hơn. Đảm bảo rằng bạn đã kết thúc việc điều trị bằng việc uống đúng và đủ liều. Nếu bạn không uống thuốc đúng chỉ dẫn, tình trạng nhiễm trùng của bạn có thể sẽ tái phát và có thể gây là tình trạng kháng amoxicillin. Điều này có nghĩa là loại thuốc này sẽ không còn có tác dụng để điều trị một tình trạng nhiễm trùng tương tự nữa, nếu sau này bạn mắc phải.

2. Thuốc kháng sinh Erythromycin dùng được cho phụ nữ mang thai

  • Dùng thuốc trên các tình trạng viêm như: viêm đường tiết niệu, viêm tai giữa cấp tính, viêm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi và các nhiễm khuẩn do Legionella, viêm kết mạc trẻ sơ sinh và viêm kết mạc do Chlamydia, ho gà, viêm phổi (do Mycoplasma, Chlamydia, các loại viêm phổi không điển hình và cả do Streptococcus)

Tuy nhiên tốt nhất không dùng trong thời kỳ này, trừ khi không còn liệu pháp thay thế và phải theo dõi cẩn thận. Tuy nhiên erythromycin vẫn luôn được coi là một kháng sinh an toàn trong thời kỳ mang thai và có thể dùng nếu dị ứng penicillin.

Thuốc kháng sinh Erythromycin Mekophar 500mg hộp 100 viên

Không dùng erythromycin estolat do tăng nguy cơ ngộ độc gan và tăng tác dụng phụ với cả mẹ và bào thai.

3. Thuốc Pecinillin

Penicillin là loại thuốc chống nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, là một nhóm kháng sinh bao gồm Penicillin G, Penicillin V, Penaine Penicillin và Penicillin Benzathine. Điều trị các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Dùng được cả cho phụ nữ có thai và cho con bú

4. Kháng sinh Clindamycin

Clindamycin là một loại thuốc kháng sinh có tác động ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Tác động kìm khuẩn hay diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ thuốc, vị trí nhiễm khuẩn và chủng vi khuẩn.

Clindamycin có tác dụng điều trị những nhiễm khuẩn do các vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm với thuốc hoặc các chủng vị khuẩn hiếu khí gram dương nhạy cảm với thuốc như liên cầu khuẩn (Streptococci), tụ cầu (Staphylococci), phế cầu (Pneumococci) va các chủng Chlamydia trachomatis nhạy cảm với thuốc.

Thuốc clindamycin: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ | Vinmec

Clindamycin là một loại thuốc kháng sinh có tác động ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn

Clindamycin có thể dùng cho một số bệnh nhiễm khuẩn như: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn hô hấp (viêm họng, viêm xoang), nhiễm khuẩn da mô mềm (trứng cá, nhọt, viêm mô tế bào), nhiễm khuẩn phụ khoa (viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng âm đạo)

Những loại thuốc mẹ tuyệt đối không dùng khi mang thai

Có rất nhiều loại thuốc mẹ không được dùng khi mang thai vì tác dụng ngược của chúng có thể gây hại tới sự phát triển của thai nhi, điển hình như:

– Tetracyclin ảnh hưởng xấu tới xương, mầm răng và dị tật ngón chân, tay.

– Fluoroquinolon: gây thoái hóa xương sụn của thai nhi.

– Bactrim: Gây tổn thương tới máu của mẹ, dẫn đến tình trạng thiếu máu nguyên hồng cầu, nguy hiểm hơn là suy thận, suy gan và dị tật thai nhi.

Lưu ý dùng kháng sinh khi mang thai

Mặc dù thuốc kháng sinh mang lại hiệu quả chữa bệnh cao nhưng chỉ nên sử dụng kháng sinh khi thật sự cần thiết, vì 2 lý do chính sau đây:

* Tác dụng phụ có hại

Thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ có hại, chẳng hạn như triệu chứng khó chịu ở dạ dày, phản ứng dị ứng, dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Ngoài ra, trong quá trình chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng, thuốc kháng sinh đôi khi vô tình tiêu diệt một số vi khuẩn có lợi, cản trở khả năng phòng ngừa và chống lại bệnh tật của cơ thể.

Dùng kháng sinh khi mang thaiMẹ bầu cần lưu ý gì khi dùng kháng sinh?

* Kháng kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể trở nên kém hiệu quả theo thời gian. Việc lạm dụng kháng sinh thậm chí còn tạo điều kiện cho vi khuẩn rèn luyện khả năng chịu đựng và dần trở nên kháng lại điều trị. Kháng kháng sinh là một vấn đề nghiêm trọng được cả thế giới quan tâm. Thói quen dùng kháng sinh không đúng cách hoặc không cần thiết của con người theo thời gian đã khiến vi khuẩn kháng thuốc phát triển ngày càng nhiều, xuất hiện những căn bệnh ngày càng khó điều trị hơn.

Tóm lại, trong trường hợp dùng kháng sinh khi mang thai là cách tốt nhất để điều trị tình trạng sức khỏe của người mẹ, các bác sĩ sẽ kê toa loại kháng sinh với liều lượng an toàn tối đa. Nếu có thắc mắc hoặc lo lắng về việc sử dụng kháng sinh trong thai kỳ, sản phụ nên chủ động thảo luận với bác sĩ để yên tâm chữa bệnh hơn.

Nguồn : bau.vn