Những lý do mẹ bầu không có sữa sau sinh

Tình trạng không có sữa sau sinh làm cho không ít bà mẹ lo lắng, hoang mang, loay hoay tìm cách gọi “sữa về”.

Chúng ta đều biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nên đối với một số bà mẹ, việc không có sữa, “sữa về” chậm sau sinh hoặc không có đủ sữa cho bé bú khiến họ rất lo lắng.

Có rất nhiều lý do giải thích tại sao bạn không có sữa mẹ sau sinh hoặc có sữa nhưng lượng sữa tiết ra rất ít không đáp ứng được nhu cầu của bé, thậm chí là không có sữa. Dưới đây là những nguyên nhân lý giải tại sao bạn không có sữa sau sinh hay sữa chậm về, ít sữa hoặc thậm chí là không có sữa:

Tình trạng căng thẳng

Cuộc sống bận rộn khiến chúng ta có ít thời gian hơn cho bản thân, ít tiếp xúc với gia đình, bạn bè… Điều này làm cho việc thổ lộ cảm xúc, những khát vọng hay nhu cầu của bản thân ít có cơ hội được giãi bày nên dễ rơi vào căng thẳng.

Các bác sĩ đã xác định rằng căng thẳng là một trong nguyên nhân chính gây ra vô số chứng bệnh như lo lắng, bệnh tim, trầm cảm và sự sản xuất sữa mẹ diễn ra kém. Phụ nữ sau sinh rơi vào stress có thể khiến cơ thể không tiết sữa dẫn đến việc mẹ bị mệt mỏi.

Lo lắng khi không có sữa sau sinh

Việc chậm có sữa cho con bú có thể khiến bạn rơi vào tình trạng căng thẳng, lo lắng và bất an. Điều này vô tình dẫn đến việc không có sữa cho con bú.

Mất cân bằng nội tiết tố

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm dưới yết hầu, có dạng con bướm, đóng vai trò rất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng của hormone trong cơ thể. Việc tuyến giáp của người mẹ bị trục trặc sẽ gây mất cân bằng nội tiết tố, dẫn đến lượng sữa tiết ra ít, thậm chí là không đủ sữa cho bé bú .

không có sữa

Estrogen và progesterone là hai hormone có liên quan đến sự phát triển tuyến vú, thời kỳ dậy thì và khả năng sinh sản của phụ nữ. Prolactin hỗ trợ sự sản xuất sữa trong thời gian mang thai, trong khi oxytocin giúp dòng sữa chảy qua các ống dẫn. Việc thiếu các hormone kể trên do các vấn đề liên quan đến chức năng tuyến giáp hoặc bất kỳ yếu tố nào khác sẽ cản trở quá trình sản xuất sữa mẹ.

Sinh non

Trong trường hợp mẹ bầu chuyển dạ sinh non, các mô tuyến trong vú sẽ không có đủ thời gian để phát triển. Điều này góp phần làm cho “sữa về” chậm.

Tuổi của người mẹ

Việc phụ nữ sinh con khi tuổi đã cao cũng có thể là một lý do giải thích tại sao cơ thể chậm tiết sữa, sữa ít. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc em bé không thể bú mẹ.

Lối sống

Những người mẹ có lối sống ít vận động, chế độ ăn uống không phù hợp, sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích gây nghiện có thể gặp vấn đề với quá trình sản xuất sữa mẹ sau sinh.

không có sữa

Do đó, để đảm bảo nguồn sữa cho bé, mẹ bầu cần xây dựng thói quen vận động thể chất phù hợp, chế độ ăn uống lành mạnh, không sử dụng rượu bia, cà phê…

Mất máu quá nhiều

Trường hợp mẹ bầu mất máu quá nhiều trong khi sinh có thể làm cho tuyến yên bị tổn thương. Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm trong não, chịu trách nhiệm kích hoạt sự tiết sữa. Việc mẹ bầu mất hơn 500ml máu trong khi sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa sau khi sinh hoặc sữa chậm về.

Mẹ bầu gặp khó khăn khi sinh con

Tình trạng sinh khó, sinh mổ hay chuyển dạ kéo dài,… có thể làm tăng hormone gây căng thẳng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Có rất nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai, nhưng lại nhiều người đồn rằng ăn dứa sẽ giúp dễ đẻ hơn. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào?
  • Sai lầm kinh điển trong cách quan hệ để có con

    Sai lầm kinh điển trong cách quan hệ để có con

    Không những tìm cách để nhanh thụ thai, nhiều cặp đôi còn tìm cách quan hệ để có con trai hay con gái dựa vào ngày rụng trứng. Nhưng liệu bạn có đang mắc sai lầm nào không?
  • Bật mí tuyệt chiêu đơn giản giúp mẹ bầu dễ sinh con hơn

    Bật mí tuyệt chiêu đơn giản giúp mẹ bầu dễ sinh con hơn

    Quá trình sinh nở là một thử thách lớn đối với mẹ bầu, nhưng có một số mẹo đơn giản giúp mẹ chuẩn bị tốt hơn, rút ngắn thời gian chuyển dạ và sinh con dễ dàng hơn.
  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7

    7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.