Những mẹ bầu nào dễ có nguy cơ thai nhi chậm phát triển trong tử cung

Trẻ sơ sinh chậm phát triển trong tử cung có nguy cơ tử vong và mắc các bệnh lý cao hơn so với trẻ khác. Vậy những bà mẹ nào dễ có thai chậm phát triển trong tử cung?

Những bà mẹ nào dễ có thai chậm phát triển trong tử cung?

– Tất cả những phụ nữ bị các bệnh như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh phổi, tiểu đường, bệnh của chất tạo keo, bệnh lý về hồng cầu, hội chứng kháng Phospholipid.

– Mẹ hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng heroin, cocaine.

– Mẹ bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

– Bệnh lý của nhau thai (suy tuần hoàn nhau thai).

Đa thai (sinh đôi, sinh ba..)

– Mẹ mắc những bệnh nhiễm trùng.

– Mẹ có những rối loạn về di truyền.

– Tiếp xúc với những chất độc hại.

Chất tẩy rửa có nguy hại cho thai nhi?Mẹ bầu tiêó xúc với các chất độc hại dễ gây thai chậm phát riển trong tử cung

Làm thế nào để phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung?

– Trước khi chuẩn bị có thai nên đi thăm khám dù cơ thể bạn khoẻ mạnh.

– Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình có.

– Đi khám thai ngay khi mới bị trễ kinh để chẩn đoán chính xác tuổi thai.

– Thăm khám thai: Lưu ý đo bề cao tử cung. Bề cao tử cung tăng dần theo tuổi thai.

– Vào tháng thứ tư bề cao tử cung là 16cm. Bề cao tử cung sẽ tăng 4cm mỗi tháng cho đến tháng thứ 8. Số đo bề cao tử cung bằng số tuần tuổi thai nhi (ví dụ tuổi thai là 16 tuần thì bề cao tử cung là 16cm).

Tuy nhiên, bề cao tử cung còn phụ thuộc vào bề dày của thành bụng, lượng nước ối, tử cung đổ ra trước hay sau, một thai hay nhiều thai.

Khi bề cao tử cung không tăng hay tăng nhỏ hơn tuổi thai, có thể thai đang chậm phát triển trong tử cung.

Khi bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì biết là thai nhi bất thường.

Những nguy hiểm do thai chậm phát triển?

  • Tỷ lệ bệnh và tử vong sau sanh gia tăng.
  • Những biến chứng trong sanh và sau sanh gia tăng.
  • Thiểu ối (dân gian còn gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn. Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.
  • Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ, cao huyết áp lúc về già, và những biến chng về tim mạch.

Tâm lí mẹ bầu luôn thay đổi thất thường, bố nên tìm hiểu nguyên nhân giúp mẹ và đừng làm mẹ buồn khóc | Bé Yêu

Thai nhi chậm phát triển có thể gây tử vong cho con.

Khi thai nhi chậm phát triển chúng ta cần phải làm gì?

– Thăm khám để tìm nguyên nhân.

– Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu đến tử cung, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con.

– Uống nhiều nước, tối thiểu 8-10 ly lớn/ngày.

– Không hút thuốc lá, không uống rượu.

– Đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.

– Siêu âm đo lượng nước ối, nhìn thai nhi cử động, đo vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi. Nếu vòng bụng và cân nặng thai nhi có vấn đề, bác sĩ sẽ cho siêu âm hàng loạt nhằm chẩn đoán, đánh giá sự tiến triển, độ trầm trọng của thai chậm phát triển.

Lấy thai ra khỏi môi trường bất lợi cho sự phát triển thật đúng thời điểm.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Ăn chay khi mang thai: Top 10 thực phẩm nuôi dưỡng cả mẹ và bé

    Ăn chay khi mang thai: Top 10 thực phẩm nuôi dưỡng cả mẹ và bé

    Việc ăn chay trong thai kỳ ngày càng được nhiều mẹ lựa chọn vì lý do sức khỏe, tinh thần hoặc niềm tin cá nhân. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn chay cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi.Dưới đây là 10 "siêu thực phẩm" thực vật vừa lành mạnh vừa giàu dinh dưỡng, được khuyên dùng cho mẹ bầu theo chế độ ăn chay:
  • Phụ nữ mang thai bị cúm: Những điều cần biết để bảo vệ mẹ và bé

    Phụ nữ mang thai bị cúm: Những điều cần biết để bảo vệ mẹ và bé

    Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi mắc cúm, do hệ miễn dịch suy giảm và các thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Một cơn cảm cúm tưởng chừng đơn giản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.Dưới đây là những điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ khi đối mặt với căn bệnh phổ biến này.
  • Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ: 3 động tác an toàn, tốt cho cả mẹ và thai nhi

    Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ: 3 động tác an toàn, tốt cho cả mẹ và thai nhi

    Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có nhiều thay đổi lớn về hormone, tâm trạng và thể chất. Đây cũng là giai đoạn nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và dễ căng thẳng. Những động tác yoga đơn giản, an toàn dưới đây không chỉ giúp mẹ thư giãn, thở đều, mà còn tạo nền tảng tốt cho sức khỏe suốt thai kỳ.
  • Mang thai không cần ăn gấp đôi – Ăn đủ chất mới là điều quan trọng

    Mang thai không cần ăn gấp đôi – Ăn đủ chất mới là điều quan trọng

    Trong dân gian, nhiều người vẫn khuyên bà bầu nên "ăn cho hai người" để con được khỏe mạnh và đủ chất. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại cho rằng, điều quan trọng không nằm ở số lượng thực phẩm mà là chất lượng dinh dưỡng mà mẹ bầu nạp vào cơ thể mỗi ngày.
  • Trên điện thoại có bám dính hơn 480 loại vi khuẩn và virus, không khử trùng điện thoại mẹ bầu làm hại thai nhi

    Trên điện thoại có bám dính hơn 480 loại vi khuẩn và virus, không khử trùng điện thoại mẹ bầu làm hại thai nhi

    Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhung lại ảnh hưởng không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đâu là thói quen không tốt cho mẹ bầu?
  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.