Những nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ mang thai khi mắc chứng thừa cân

Phụ nữ mang thai phải đối mặt với khá nhiều rủi ro, với bà bầu bị thừa cân khi mang thai sẽ có khả năng mắc phải một số căn bệnh nguy hiểm.

Bất cứ bà mẹ nào cũng mong con mình sinh ra được mạnh khỏe nên thường bổ sung khá nhiều các chất dinh dưỡng trong thai kỳ. Việc bổ sung thái quá các chất dinh dưỡng đã vô tình khiến mẹ bầu ngày càng tăng cân và dẫn đến tình trạng thừa cân khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ tăng cân không đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng mà mẹ nạp vào cơ thể. Hơn nữa, việc thừa cân trong thai kỳ cũng khiến cơ thể người mẹ không được khỏe mạnh và dễ mắc bệnh hơn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này trong bài viết sau của Bau.vn nhé!

Nguy cơ mắc bệnh của mẹ bầu thừa cân khi mang thai và những ảnh hưởng đến thai nhi

Tăng cân quá mức trong thai kỳ là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nhiều căn bệnh nguy hiểm ở mẹ. Không những vậy, chúng còn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi mà mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Thừa cân khi mang thai sẽ làm gia tăng nguy cơ thai to và phải can thiệp khi sinh. Chúng có thể kéo theo một số căn bệnh nguy hiểm khác như vàng da, hạ đường huyết sơ sinh, hạ canxi máu… gây nguy hiểm cho mẹ và bé trong quá trình sinh nở.

thua can khi mang thai

Ngoài ra, việc tăng cân quá mức trong thai kỳ có thể khiến mẹ phải đối mặt với nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, điều đó cũng đồng nghĩa với việc lớn lên bé sẽ có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Hơn nữa, đối với phụ nữ mang thai mắc phải chứng thừa cân khi đẻ mổ cũng gặp khó khăn và nguy hiểm hơn. Bởi vì lớp mỡ dày dưới da sẽ khiến các bác sĩ gặp khó khăn hơn trong việc gây tê hay truyền tĩnh mạch.

Việc tăng cân nhanh cũng khiến mẹ dễ mắc phải các bệnh như viêm tĩnh mạch, cao huyết áp, màng thai vỡ sớm. Các nguy cơ như tiền sản giật, sảy thai thường cũng có tỷ lệ cao hơn so với các mẹ có cân năng tăng đạt chuẩn. Đặc biệt, thời kỳ hậu sản của phụ nữ thừa cân khi mang thai cũng sẽ mất nhiều máu hơn do lực co bóp tử cung lúc này còn non nớt và yếu nên thường dẫn đến nguy cơ sinh mổ.

Mẹ bầu tăng cân khi mang thai như thế nào là vừa?

Trong xuyên suốt quá trình mang thai, tốt nhất mẹ bầu chỉ nên tăng khoảng 1/4 trọng lượng cơ thể so với trước khi mang bầu. Mức tăng cân của mẹ bầu trong thời gian mang thai được cho là lý tưởng nhất là từ 10 cho đến 12kg. Trong đó, 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ chỉ nên tăng khoảng 1kg, 3 tháng giữa tăng từ 4 cho tới 5kg và 3 tháng cuối cùng tăng khoảng 5 – 6kg là vừa đủ. Đây cũng là cách tăng cân lý tưởng dành cho mẹ và tránh được một số căn bệnh nguy hiểm khi mang thai như đái tháo đường.

thua can khi mang thai

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng phương pháp tính chỉ số BMI để xác định được số cân nặng cần tăng khi mang thai. Vì chỉ số cân nặng của mỗi người là khác nhau nên khi mang thai số cân nặng mà các mẹ cần tăng cũng khác. Để tính được chỉ số BMI, mẹ cần áp dụng theo cách tính sau:

BMI = Cân nặng (kg)/chiều cao bình phương (m²)

  • Phụ nữ mang song thai nên tăng khoảng 15 – 20kg trong thai kỳ.
  • Phụ nữ nhẹ cân có chỉ số BMI dưới 19.8 nên tăng khoảng 12 – 18kg khi mang thai.
  • Phụ nữ béo phì có chỉ số BMI trên 29 nên tăng khoảng 8kg khi mang bầu.
  • Phụ nữ có cân nặng bình thường và có chỉ số BMI từ 19.8 đến 26 nên tăng khoảng 11 – 14kg.
  • Đặc biệt đối với phụ nữ thừa cân khi mang thai cần phải tăng từ 8 – 11kg là mức cân nặng hợp lý với mẹ.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Mẹ bầu nên ăn gì để không bị tăng cân quá mức mà con vẫn phát triển toàn diện

    Rất nhiều mẹ bầu lo lắng về việc tăng cân quá nhiều nhưng con vẫn thiếu cân. Để thai nhi phát triển khỏe mạnh mà mẹ không bị tăng cân quá mức, cần có một chế độ ăn uống đủ chất, đúng cách. Dưới đây là những nguyên tắc và thực phẩm giúp vào con mà không vào mẹ!
  • Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ là gì? Những vấn đề xoay quanh ứ mật thai kỳ

    Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là cholestesis là một hội chứng xảy ra ở phụ nữ mang thai. Khi đó gan không thể bài tiết mật, gây ngứa dữ dội.
  • Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi cho cơ thể suốt thai kỳ

    Khi mang thai, mẹ bầu cần bổ sung rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể, trong số đó canxi là dưỡng chất bắt buộc. Vậy mẹ bầu nên ăn gì để bổ sung canxi?
  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.