Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ – những lợi ích không gì có thể thay thế

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bé ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé được sinh ra.

Sữa mẹ là thực phẩm hoàn hảo nhất của tự nhiên. Sữa mẹ cung cấp cho con bạn sự khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống. Đây là lý do tại sao tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ mang lại lợi ích cho bé mà còn tốt cho bạn nữa!

Nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đến từ sữa mẹ

Sữa mẹ chứa tất cả các dưỡng chất như chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra nó chứa các yếu tố vi lượng mà con bạn cần để phát triển khỏe mạnh. Các liều lượng này cần thiết cho nhu cầu của từng độ tuổi của bé.

nuoi con hoan toan bang sua me

Hàm lượng của sữa mẹ thích ứng một cách chính xác với nhu cầu của bé trong suốt quá trình phát triển. Những giọt sữa mẹ đầu tiên được gọi là sữa non. (4-5 ngày đầu sau khi sinh). Chúng có thành phần khác hơn so với sữa chuyển tiếp (từ ngày thứ 5 đến khoảng 2 tuần sau sinh) hoặc sữa trưởng thành.

  • Sữa mẹ chứa nhiều đạm whey, loại đạm dễ tiêu hóa. Trong khí đó, sữa bò chứa thành phần đạm casein sẽ làm bé khó tiêu hóa hơn.
  • Khi bạn cho bé bú mẹ, bạn đã chia sẻ với bé một phần hệ miễn dịch thông qua các kháng thể. Đây là điều tuyệt vời cho bé. Lý do là vì hệ thống phòng vệ tự nhiên của bé chưa hoàn thiện và chưa được huấn luyện đầy đủ khi mới sinh.
  • Sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli). Nó rất quan trọng cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của bé.

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ đem lại lợi ích gì cho trẻ

1. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ giúp bảo vệ bé khỏi bệnh tật, dị ứng

Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh ngăn ngừa các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Ví dụ như nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng tai và đường hô hấp. Ngoài ra, sữa mẹ cũng góp phần bảo vệ bé khỏi dị ứng. (Cụ thể là chàm dị ứng và sau đó là dị ứng đường hô hấp như bệnh hen suyễn).

nuoi con hoan toan bang sua me

Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ kéo dài vượt qua thời kỳ cai sữa. Sữa mẹ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh chuyển hóa tim mạch như béo phì, cao huyết áp, lipid máu cao và bệnh tiểu đường loại 2.

2. Thúc đẩy phát triển trí não ở trẻ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng cho con bú sữa mẹ đem lại lợi ích một phần trong việc phát triển nhận thức và ảnh hưởng cho đến tuổi trưởng thành.

Các nhà khoa học tin rằng điều này do 2 lý do chính:

  • Sữa mẹ chứa nhiều axit béo không no chuỗi dài đa nối đôi. (Còn được gọi là LC-PUFAs). Ví dụ như DHA, ARA. Đây là thành phần chính xây dựng não bộ và mắt của bé.
  • Cho con bú sữa mẹ sẽ giúp tạo cầu nối cảm xúc giữa mẹ và con hơn so với trẻ bú bình. Từ đó nó giúp tăng khả năng học tập của bé sau này.

3. Sữa mẹ – mối liên kết chặt chẽ giữa mẹ và bé

Khoảnh khắc cho bé bú mẹ là thời khắc thiêng liêng giúp bạn và bé gần nhau hơn. Bạn và bé có thể thoải mái vui đùa cùng nhau. Điều này đem lại lợi ích cho cả bạn và bé.

Việc tiếp xúc với bé, kề cận bé được khuyên thực hiện trong vài tuần đầu tiên để tạo sợi dây liên kết giữa bạn và bé, giúp bé dễ dàng thích ứng với việc bú mẹ hơn. Hơn thế nữa, về lâu dài, điều này còn làm tăng thêm tình cảm giữa mẹ và con.

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, người phụ nữ nhận được những tác dụng gì?

1. Rút ngắn khoảng cách mang thai, phục hồi sau sinh nhanh chóng

Bạn có biết nuôi con bằng sữa mẹ có thể giúp kéo dài hơn khoảng cách mang thai lần kế tiếp ?
Các bà mẹ cho con bú thường xuyên trong thời gian dài và cho bú đêm thường làm chậm thời gian có thai kế tiếp hơn.

nuoi con hoan toan bang sua me

Nuôi con bằng sữa mẹ kích thích hormone có thể trợ giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh. Ngoài ra nó giúp tử cung nhanh chóng trở lại kích thước trước khi mang thai bằng cách kích thích sự bài tiết hormone tự nhiên gọi là oxytocin.

2. Đốt cháy calo và giảm cân hiệu quả

Cho con bú mẹ giúp bạn thức dậy giảm cân sau khi sinh. Nghiên cứu lâm sàng cho thấy rằng các bà mẹ nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc một phần đã giảm vòng hông và cân nặng sau khi sinh nhiều hơn so với các bà mẹ không con bú lúc 1 tháng sau khi sinh.

Điều này là do cơ thể cần thêm năng lượng cần thiết để sản xuất sữa mẹ (lên đến 500 Kcal mỗi ngày)

3. Ngăn ngừa ung thư nhờ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ

Bệnh ung thư phụ thuộc vào nội tiết tố thường xuyên gặp phải ở phụ nữ và tỷ lệ mắc phải những bệnh này khá cao.

Nuôi con bằng sữa mẹ kích thích sản xuất hormone bảo vệ, giúp giảm đáng kể nguy cơ ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng nếu mẹ kéo dài thời gian cho bé bú sữa. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ còn có thể giúp ngăn chặn loãng xương – một bệnh lý xương khớp hay gặp sau thời kỳ mãn kinh.

4. Sữa mẹ – nguồn dinh dưỡng dồi dào không gì có thể so sánh

Vì sữa mẹ luôn có sẵn, đúng nhiệt độ và 100% vệ sinh. Do không mất thời gian chuẩn bị, bạn có thể dành nhiều thời gian quí báu để vui đùa cùng bé hơn. Đặc biệt hơn nữa, khi bạn phải đi ra ngoài, bạn cũng không cần chuẩn bị trước bình sữa cho bé, vì sữa mẹ luôn sẵn sàng cho bé.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?