Phải làm gì khi cơ thể bị sốc nhiệt? Hãy coi chừng đột tử

Sốc nhiệt hay gọi theo khoa học là heatstroke xảy ra khi cơ thể bạn phải làm việc, sinh hoạt trong nhiệt độ cao. Lúc này cơ thể sẽ mất nước nghiêm trọng và thân nhiệt cơ thể có thể lên tới 40 độ C.

Sốc nhiệt sẽ gây tổn thương tim, não và phổi nếu không được điều trị kịp thời. Nếu những tổn thương quá nặng thì tỷ lệ tử vong sẽ vô cùng cao.

1. Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt hay gọi theo khoa học là heatstroke, bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật).

soc nhiet

Đôi khi tình trạng sốc nhiệt cũng có thể xảy ra khi bạn đột ngột tiếp xúc với môi trường nhiệt độ quá cao/ thấp so với cơ thể. Chính vì vậy người gia, trẻ em có sức đề kháng yếu cần lưu ý điều này.

Kiệt sức, ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt chính là thể nhẹ hơn của heatstroke (say nắng). Khi cơ thể xảy ra những triệu chứng bất thường này, bạn cần đến gặp bác sĩ hoặc nghỉ ngơi hợp lý.

2. Người bị sốc nhiệu có biểu hiện như thế nào?

Nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng cao. Thậm chí rất nhiều trường hợp có thể lên tới 40 độ C hoặc hơn 40 độ C.

Buồn nôn và có thể nôn nếu tình trạng say nắng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thay đổi màu da: màu da tại những khu vực như mặt, cổ , cánh tay có thể đỏ ửng khi nhiệt độ cơ thể quá cao. Đây là điều vô cùng dễ nhận biết ở người có biểu hiện say nắng.

Toát nhiều mồ hôi: Say nắng khiến nhiệt độ tăng, cơ thể buộc phải toát nhiều mồ hôi để cân bằng nhiệt độ. Người bị say nắng sẽ  cảm thấy da nóng khi chạm vào và toát rất nhiều mồ hôi.

soc nhiet

Thở nhanh, hơi thở không ổn định: Cơ thể bạn mất sức có thể gây ảnh hưởng đến nhịp thở. Hơi thở người say nắng thường rất nhanh và nóng.

Tăng nhịp tim: Bạn có thể dễ dàng cảm nhận nhịp tim tăng lên rất nhanh. Bởi lẽ cơ thể đang đẩy mạnh hoạt động của hệ tuần hoàn giúp làm mát cơ thể.

Thay đổi tâm trạng: Với trường hợp nhẹ, người say nắng sẽ có các triệu chứng lo lắng, nói lắp, lú lẫn. Nặng hơn cơ thể sẽ lâm vào hôn mê, mê sảng.

Người bị say nắng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây tổn thương cho não, các cơ quan nội tạng trong cơ thể, thậm chí là tử vong.

3. Khi bị sốc nhiệt cần làm gì?

Khi thấy người có các biểu hiện trên, nên nhanh chóng sơ cứu cho người bệnh bằng cách:

Chuyển ngay người bệnh vào nơi râm mát để ngồi nghỉ, nới lỏng quần áo. Sau đó cần tìm nước mát, đổ lên đầu, vẩy nước lên người bệnh.

Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc khăn đá ở những vị trí có mạch lớn như nách, cổ, bẹn.

Cho người bệnh uống nước có pha muối.

Nếu hôn mê, không uống được, nôn sốt cao liên tục kèm theo đau bụng, đau ngực, khó thở, cần nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

4. Cách phòng tránh sốc nhiệt

Hãy hạn chế ra đường vào những ngày quá nắng nóng. Nếu là tình huống bất khả kháng thì hãy phòng tránh say nắng bằng cách:

Mặc quần áo màu sắc nhẹ nhàng để tránh bức xạ từ mặt trời.

Trang bị cho mình khẩu trang, mũ rộng vành và kính để bảo vệ sức khỏe.

Nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da khỏi tia UV. Tia cực tím có thể giết chết làn da của bạn, gây nên nhiều bệnh lý: ung thư da, mẩn đỏ, dị ứng…

Tăng cường thêm các loại nước giúp bổ sung năng lượng nhanh: nước điện giải, nước ép trái cây, nước lọc. Những người thiếu nước, thiếu muối thường có nguy cơ đột quỵ nhiệt nhiều hơn người bình thường.

soc nhiet

Bổ sung các loại trái cây chống sốc nhiệt:

  • Dưa chuột: Loại quả này chiếm tới 95% là nước,và không nên bỏ vỏ dưa vì chưa thành phần là vitamin C, chất chống oxy hóa,…
  • Dưa hấu: Giúp cơ thể mát mẻ và sảng khoái trong thời tiết quá nóng.
  • Cần tây: Tương tự như dưa chuột, cần tây cũng chứa rất nhiều nước, tới 96%. Chỉ hai hay ba cọng cần tây có thể bổ sung một lượng khoáng quan trọng gồm natri, kali, magiê, canxi, phốt pho, sắt và kẽm.
  • Hạt é: Là loại hạt tốt cho sức khỏe vào mùa hè nên bổ sung trong khẩu phần để cơ thể dễ dàng vượt qua cái nóng.
  • Kiwi: Kiwi là loại trái cây ngon ngọt, chứa chất điện giải quan trọng, giảm mất nước ở cơ thể.

 

 

Nguồn : bau.vn