Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ mà cha mẹ cần biết

Làm sao để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ khác nhau như thế nào? Hãy đọc ngay thông tin trong bài viết sau của Bau.vn để biết chi tiết!

Vì những triệu chứng gần giống với nhau, nên nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ. Vậy làm sao để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ? Cùng đọc thông tin trong bài viết sau của Bau.vn để hiểu rõ hơn nhé!

Khái niệm

Để phân biệt rõ được cảm lạnh và cảm cúm, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ được cảm lạnh và cảm cúm là gì.

Cảm lạnh là một trong nhóm các triệu chứng gây ra bởi các loại virus, nhưng phần lớn là do virus Rhinovirus.

Cảm cúm hay với tên gọi khác là cúm mùa, là một bệnh truyền nhiễm thông qua đường hô hấp, được gây ra bởi virus cúm, chủ yếu là cúm A và B.

Bệnh được lây truyền thông qua đâu?

Cảm lạnh và cảm cúm đều là hai loại bệnh lây truyền qua đường hô hấp giữa người với người như ho, hắt hơi, giao tiếp… Việc tiếp xúc gần với người bệnh cũng khiến trẻ bị lây nhiễm. Cảm lạnh và cảm cúm không chỉ thường gặp ở trẻ em, mà người lớn cũng rất dễ bị lây nhiễm.

Cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ

Để phân biệt được cảm lạnh và cảm cúm, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Trong giai đoạn đầu của bệnh, cảm lạnh và cảm cúm đều có những triệu chứng rất giống nhau, phải từ 24 giờ nhiễm bệnh trở đi mới có thể phân biệt được một cách rõ ràng.

phan biet cam lanh va cam cum o tre

Cảm lạnh và cảm cúm đều xảy ra tình trạng sốt. Tuy nhiên cảm cúm thường sốt cao một cách nhanh chóng, cảm lạnh thì sốt nhẹ hơn hoặc xuất hiện tình trạng sốt.

  • Khi bị cảm cúm, trẻ thường xuất hiện triệu chứng đau nhức, không giúp như bị sốt do cảm lạnh.
  • Trẻ bị cảm cúm thường biếng ăn, buồn nôn, chóng mặt.
  • Cổ họng bị rát, khô, nuốt bị đau.
  • Các dấu hiệu khác như: viêm kết mạc, sưng phù mí mắt, đỏ mắt là những dấu hiệu của bệnh cảm lạnh.

Một số biến chứng của bệnh

  • Viêm hệ thần kinh trung ương.
  • Viêm cơ tim.
  • Sốt, ho.
  • Quấy khóc, bú kém.
  • Chảy dịch tai, mắt đỏ hoặc vàng, có ghèn mắt.
  • Nước mũi đặc và có màu xanh.
  • Thở khó, mệt mỏi.

Cách phòng tránh bệnh đối với trẻ

phan biet cam lanh va cam cum o tre

Nói chung, để phòng tránh được cảm cúm và cảm lạnh ở trẻ trước tiên phải nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Luôn giữ gìn vệ sinh cho trẻ, chăm sóc vệ sinh cho trẻ, nếu trẻ lớn một chút thì hãy chủ động dạy trẻ cách vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có những dấu hiệu ho, hắt hơi, sổ mũi và tiêm đầy đủ vaccin cho trẻ.

Hy vọng với bài viết trên của Bau.vn sẽ giúp cha mẹ phân biệt cảm lạnh và cảm cúm ở trẻ!

Nguồn : bau.vn