Cùng bau.vn tìm hiểu về phong cách Indochine trong bài viết dưới đây.
Phong cách Indochine là gì?
Phong cách Indochine hay còn gọi là phong cách Đông Dương. Đông Dương tiếng Pháp là Incochine chỉ một khu vực ở Đông Nam Á, gần phía đông Ấn Độ và phía nam Trung Quốc. Thuật ngữ Indochine nguyên gốc là Indo-China được đặt ra vào đầu thế kỷ XIX, nó nhấn mạnh ảnh hưởng của văn hóa đối với khu vực của nền văn minh Ấn Độ và Trung Quốc.
Phong cách Indochine chính là sự kết hợp tinh tế giữa nét hoài cổ truyền thống của Á Đông và sự lãng mạn, hiện đại của Pháp. Chính vì thế, phong cách kiến trúc Indochine được mệnh danh là “bản giao hưởng văn hóa Đông – Tây”.
Những nét đặc trưng của phong cách nội thất Indochine
Màu sắc chủ đạo
Phong cách Đông Dương thường sử dụng những màu sắc trung tính như vàng, nâu, trắng làm chủ đạo. Tuy nhiên, đối với một số không gian phá cách hơn thì sẽ sử dụng những màu ấm nóng để tạo ấn tượng mạnh mẽ như cam, tím hay đỏ,…
Ở Việt Nam, để tạo cảm giác thoải mái và phù hợp với khí hậu nhiệt đới, những màu chủ đạo thường được sử dụng là vàng nhạt, vàng kem hoặc trắng.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng một phần bởi văn hóa Á Đông nên các vật dụng từ chất liệu gỗ và tre cũng rất được ưa chuộng. Nó mang đến một sự thân thuộc và gần gũi cho mọi người.
Chất liệu
Gỗ
Gỗ là chất liệu rất được ưa chuộng vì tính đa dạng và sự sang trọng. Đây là chất liệu chủ yếu của hệ thống cửa, lát sàn, trần nhà, hệ khung kết cấu và console của mái, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn,…
Tại Việt Nam, gỗ thường được sử dụng để làm nổi bật không gian phòng khách.
Tre
Chất liệu tre, nứa có khả năng chống mối, mọt và có độ bền cao. Chất liệu này thường được sử dụng để làm đồ trang trí hoặc vách ngăn giữa các không gian.
Gạch
Gạch thường được sử dụng để lát nền. Chất liệu này tạo nên cảm giác sang trọng, ấn tượng và mang tính nghệ thuật cao. Đây được coi là một nét đặc trưng riêng của phong cách Indochine.
Họa tiết và hoa văn thường được sử dụng trong phong cách Indochine
- Họa tiết Kỷ Hà: là lại họa tiết mắc lưới hình thoi với độ dài ngắn khác nhau, họa tiết mai rùa, họa tiết tắc lưới tam giác hoặc họa tiết có hình chữ nhân.
- Họa tiết hình chữ nhật: gồm các chữ Hán: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ cách điệu.
- Họa tiết hình thú: là họa tiết cách điệu từ những con vật đem lại điều may mắn, tốt lành theo quan niệm dân gian. Ví dụ: Long-Lân-Quy-Phụng.
- Họa tiết hoa lá: là biểu tượng “Tứ quý” bao gồm tùng, cúc, trúc, mai.
Phù điêu, tượng tròn tuyền thống Việt Nam
- Tượng Phật: biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự thanh cao, bình yên
- Con giống, con rối: đây là những biểu tượng dân gian
- Tứ linh: mô phỏng Long, Lân, Quy, Phụng những con vật mang lại nhiều may mắn
- Hoa sen: có từ thời lý, biểu tượng của sự trong sạch, thanh tịnh của Phật giáo
- Hoa cúc: bình dị, thanh cao, kín đáo và lâu bền
- Bồ đề: cây bồ đề biểu trưng cho sự đại giác của đức Phật
Nguồn : bau.vn