Phụ nữ mang thai bị liệt dây thần kinh số 7 thì nên làm gì?

Vấn đề chăm sóc sức khỏe được mẹ bầu vô cùng quan tâm trong suốt quá trình mang thai. Nhưng đôi khi vẫn xảy ra những ngoại lệ như người mẹ bị liệt dây thần kinh số 7. Vậy thai nhi có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

Liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai có để lại di chứng hay ảnh hưởng đến thai nhi không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có được thông tin hữu ích về căn bệnh này.

1. Liệt dây thần kinh số 7 là gì?

Dây thần kinh số 7: là dây vận động và có chức năng chi phối điều khiển các cơ vận động của khuôn mặt.

Liệt dây thần kinh số 7 (còn gọi là liệt mặt):  là tình trạng tổn thương dây thần kinh khiến bệnh nhân bị méo mặt. Người bệnh không thể làm chủ được hoàn toàn hay một phần các cơ nửa mặt.

Phu-nu-mang-thai-bi-liet-day-than-kinh-so-7-thi-nen-lam-gi-1

2. Nguyên nhân gây bệnh 

Thực tế, có rất nhiều yếu tố gây bệnh trong quá trình mang thai, trong số đó là nguyên nhân chủ yếu sau:

  • Cơ thể nhiễm lạnh đột ngột (trúng gió): đây là nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao nhất. Dây thần kinh số 7 rất dễ nhiễm lạnh, khi gặp lạnh nó sẽ sưng phồng và chèn ép tới xương khớp gây ra liệt cơ mặt.
  • Chấn thương vùng đầu: đôi khi các di chứng khi phẫu thuật, chấn thương,.. ở vùng đầu, mặt, tai cũng khiến liệt cơ mặt xuất hiện. 
  • Nhiễm khuẩn: các vi khuẩn đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh cảm cúm có thể tấn công làm tê liệt dây thần kinh số 7. Với các bà bầu trong thai kỳ bị cảm cúm không chỉ nguy hiểm cho thai nhi mà còn có thể dẫn tới tình trạng bị liệt cơ mặt.

3. Dấu hiệu nhận biết liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai

Một số biểu hiện dễ nhận biết như sau:

  • Mặt bị cứng, một bên xệ xuống và méo miệng.
  • Nói ngọng hoặc không thể nói được.
  • Bên bị liệt không thể nhắm kín mắt.
  • Đầu lưỡi bị mất vị giác, tiết nước bọt nhiều.
  • Ăn uống không ngon miệng, người nhiều khi rơi vào tình trạng thẫn thờ, mệt mỏi, vô hồn,…
  • Đau sau hay trước tai, ù tai, nghe kém…
  • Bỗng nhiên tê mặt và một bên cơ mặt yếu hẳn đi
  • Tiết nước bọt, nước mắt nhiều hơn

4. Ảnh hưởng của dây thần kinh số 7 đến thai nhi

Gặp vấn đề này rất nhiều cha mẹ sợ con bị di chứng dẫn đến méo miệng hay dị tật nào đó. Tuy nhiên, suy đoán này hoàn toàn không đúng.

Theo nhiều nghiên cứu, liệt cơ mặt không tác động trực tiếp lên thai nhi trong bụng. Và hầu hết phụ nữ mang thai bị liệt cơ mặt đều sinh con khỏe mạnh, không có dị tật nào khác. 

Mặc dù vậy, có mẹ bầu vì tự ti, mặc cảm đã ăn uống thất thường, tinh thần bất ổn khi liệt cơ mặt. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe người mẹ và tác động xấu tới sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời nếu không muốn liệt cơ mặt vĩnh viễn.

5. Phương pháp điều trị cho mẹ bầu

Tránh ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, người mẹ không được tự ý uống thuốc để điều trị. Chúng ta có thể kết hợp chữa liệt cơ mặt bằng Tây y và Đông y.

Theo Tây y, người mang thai cần khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Theo Đông y, chúng ta có một vài phương pháp sau;

Châm cứu: đây là phương pháp khá hữu dụng khi kích thích các vị trí huyệt đạo trên cơ mặt. 

Cấy chỉ vào huyệt vị: gồm các thao tác chuyên khoa như: Chôn chỉ, cắt chỉ, tháo chỉ… Các sợi chỉ catgut được cấy vào huyệt sẽ có tác dụng tăng protein, hydratcarbon và tăng chuyển hóa dinh dưỡng ở vùng mặt. Đây được coi là phương pháp hữu dụng nhất mà bà bầu lựa chọn.

Truyền dịch: phương pháp này sẽ truyền nhỏ giọt những chất có lợi qua tĩnh mạch vào cơ thể giúp cải thiện tình trạng liệt cơ mặt. Hơn nữa, truyền dịch cũng giúp người mẹ bổ sung dưỡng chất và loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Phu-nu-mang-thai-bi-liet-day-than-kinh-so-7-thi-nen-lam-gi-2

Liệt dây thần kinh số 7 khi mang thai xuất hiện khá phổ biến vào mùa đông. Vậy nên phụ nữ mang thai cần chú ý giữ ấm cơ thể và điều trị đúng cách khi không may mắc bệnh.

Nguồn : bau.vn