Rau răm – những lợi ích và những đại kỵ mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý

Rau răm là một loại rau thơm gia vị được nhiều người yêu thích khi ăn với trứng vịt. Tuy nhiên loại rau này cũng có một số đại kỵ mà bạn cần lưu ý.

Rau răm (hay còn gọi là thủy liễu) có vị cay, tính ấm, không có độc. Loại rau này có tác dụng chữa đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa tràng ghẻ. Nó giúp chữa cước khí, hắc lào, trĩ, nôn, sốt… Ngoài ra loại rau này cũng được xếp vào loại rau gia vị rất quen thuộc chuyên ăn kèm với các món ăn có tính chất tanh. Ví dụ như lòng lợn, trứng vịt lộn, chai hến,…Để đánh bay mùi tanh của thực phẩm cũng như tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên bên cạnh những cái lợi thì loại rau này cũng có một số đại kỵ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một vài công dụng chữa bệnh theo Đông y

  • Đầy hơi trướng bụng, tiêu hoá kém: Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Bã đem xoa vào vùng rốn.
  • Sắc nước uống trị cảm cúm
  • Chữa đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh.
  • Giã nhỏ đắp vào chỗ bị nước ăn chân.
  • Nước rau răm thực sự có nhiều công dụng đối với việc điều trị rắn cắn.
  • Lấy cả cây rau răm đem ngâm với rượu nếp. 2 ngày sau thì mang ra bôi vào vùng da hắc lào để điều trị.
  • Đánh bay các vết bầm tím.

rau ram

  • Đắp hỗn hợp rau răm lên chỗ bị mụn nhọt để giảm mụn sưng.
  • Đau tim không lý do: Chỉ cần 1 nắm to rễ rau răm đun cùng với nước để uống. Khi uống thì hòa với 1 chén rượu trắng là được. Mỗi lần dùng 1 chén hỗn hợp trên thôi.
  • Chữa say nắng, không tỉnh táo: Bạn cần những nguyên liệu sau để chữa say nắng. Đầu tiên là cần rễ đinh lăng 16g, sâm bổ chính đã tẩm với nước gừng 20g. Thêm vào đó là mạch môn 10g và rau răm 30g nữa là được. Cho tất cả đi sao vàng lên rồi đem đun vùng 600ml nước sạch. Nếu không sao vàng thì bạn đem phơi khô lên cũng được. Đun đến khi nước cạn còn ⅓ thì tắt bếp và chắt lấy nước cốt chia ra 2 bữa để uống trong ngày.

Những đại kỵ cần tránh khi sử dụng rau răm

Khi ăn rau răm, chúng ta cần phải chú ý một số điều:

  • Thịt gà kỵ với rau răm: Loại rau này có tác dụng tăng cường cơ bắp, thị lực nhưng khi ăn cùng thịt gà có thể tạo ra những chất có hại cho hệ tiêu hóa.
  • Phụ nữ không nên ăn trong ngày “đèn đỏ”: Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nên tránh ăn loại rau này vì nó có thể gây ra hiện tượng rong huyết.
  • Loại rau không dành cho phụ nữ mang thai: Loại rau thơm này có vị cay, tính ấm, tính thơm, hành khí mạnh (khí hành dẫn đến huyết hành). Nó có khả năng kích thích tử cung, làm ra thai. Tuy nhiên, bà bầu chỉ ăn vài ngọn rau cùng với trứng vịt lộn sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Chỉ khi dùng với lượng lớn như giã uống hay sắc làm thuốc uống thì mới gây ra nguy hiểm lớn. Trong dân gian, người ta hay dùng loại rau này để làm sảy thai tự nhiên.

rau ram

  • Không ăn quá thường xuyên: Một tác dụng phụ của loại rau này mà ai cũng biết là giảm ham muốn tình dục. Theo Đông y, ăn nhiều rau răm sinh nóng rét, giảm tinh khí, tổn thương tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ ăn nhiều và thường xuyên ăn rau răm đều có thể gặp tình trạng suy giảm ham muốn tình dục. Nam giới ăn nhiều loại rau này có thể kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Trong khi đó, phụ nữ có thể gặp tình trạng mất chu kỳ kinh nguyệt.
  • Những người máu nóng, suy nhược cơ thể cũng không nên ăn rau răm.

Mẹ bầu ăn rau răm bị sảy thai – đúng hay không?

Mặc dù mang đến nhiều lợi ích nhưng loại rau này lại không mang đến lợi ích cho bà bầu. Thậm chí nó còn có thể gây nguy hiểm. Bà bầu ăn rau răm 2 tháng đầu có thể dẫn đến sảy thai. Nguyên nhân là do rau răm có chứa thành phần kích thích co bóp tử cung dẫn đến nguy cơ cơ thể làm sảy thai, thai đẩy ra ngoài. Sau 3 tháng thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn rau răm thoải mái hơn.

Cũng bởi lý do này mà nhiều mẹ vẫn băn khoăn về việc bầu lỡ ăn rau răm có sao không. Thực chất, ăn rau răm khi mang thai sẽ không nguy hiểm hoặc không có ảnh hưởng đến thai nhi nếu các mẹ ăn vừa đủ với tần suất ít. Nếu như thích ăn rau răm, mỗi tuần mẹ có thể ăn 1-2 lần, mỗi lần chỉ khoảng vài lá (tối đa 5-7 lá) và ăn với các món chính khác. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu thai kỳ, nếu mẹ có tiền sử sinh non, sảy thai, dọa sảy…thì nên hạn chế. Tốt nhất không nên ăn cũng như một số loại thực phẩm có khả năng gây co bóp tử cung như quả dứa, quả nhãn, rau ngót, rau ngải cứu, rau sam…

rau ram

Rau răm có nhiều công dụng thiết thực trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe bạn nên nhớ không lạm dụng, ăn quá nhiều. Nên ăn rau đã được rửa sạch sẽ và tuân thủ các nguyên tắc ở trên để đảm bảo sức khỏe bạn nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.