Review Sách Lối Sống Tối Giản Của người Nhật: Gọn gàng, bạn được gì?

Lối sống tối giản của người Nhật sẽ truyền cảm hứng cho bạn về việc sắp xếp, bố trí không gian trong cuộc sống của chính mình!

Lối sống tối giản của người Nhật hay còn gọi là lối sống Minimalism nổi lên như một trào lưu không chỉ của giới trẻ người Nhật mà còn lan rộng ra nhiều nước khác. Lối sống tối giản không phải một trào lưu, nó là nền văn hóa đang được xây dựng. Cuốn sách Lối sống tối giản của người Nhật có tựa đề tiếng Anh là “Goodbye, Things” (Tạm biệt đồ đạc) của tác giả Fumio Sasaki sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về lối sống tối giản là gì, làm cách nào ngưng mưa sắm, tối giản không chỉ đồ đạc mà còn nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Lối sống tối giản của người Nhật – Tối giản để hạnh phúc hơn

Dưới đây là một số điểm lý thú từ quan điểm của tác giả Sasaki Fumio.

1. Quá nhiều đồ đạc khiến ta luôn bị làm phiền

Ta dành thời gian để nghiên cứu, chọn lựa, thanh toán và đón chào món đồ mới, học cách sử dụng, bảo quản và đôi khi sửa chữa nó. Việc ngày càng có nhiều đồ đạc sẽ khiến thời gian của bạn bị chia nhỏ cho những hoạt động liên quan đến chúng rồi dần bị chúng chi phối, thời gian dành cho bản thân sẽ ngày càng ít đi.

2. Dọn dẹp gọn gàng có khiến cho tư duy của ta tích cực hơn?

Tác giả mô tả quá trình “thanh lọc” đồ đạc cũng chính là sắp xếp tư duy “ỷ lại” của bản thân. Trước khi cam kết với lối sống tối giản, ông luôn tìm cho mình những lý lẽ để đổ lỗi và để khiến bản thân bớt tội lỗi vì duy trì một cuộc sống nhàm chán, chưa tôn trọng bản thân và không ngừng so sánh với người khác.

Sau khi đã chọn lọc, lưu lại và vứt bỏ những đồ đạc không cần thiết, tác giả khẳng định rằng ông không hề thiếu thốn như mình đã tưởng tượng và lại còn quá bừa bộn khiến đôi khi không còn biết đến sự tồn tại của những món đồ mà mình đã mua sắm.

3. Lối sống tối giản của người Nhật: Gắn tình cảm với việc sở hữu hay lưu trữ đồ đạc

Nếu là tác giả của trước khi thực hành sống tối giản, trạng thái vui vẻ của ông được ông định nghĩa là việc sở hữu những món đồ mới khiến “mọi người ngưỡng mộ”. Thực chất, cảm giác “vui vẻ” này không phải xuất phát từ bản thân ông mà đến từ bên ngoài.

Nay, tác giả đã thực hiện những cách thức rất gần gũi để không phải giữ lại những đồ đạc không dùng đến nữa, đó là số hóa những hình ảnh, tài liệu, thư tay, thiệp chúc mừng và làm gọn gàng và giữ gìn sạch sẽ không gian sống cũng góp phần làm thông thoáng tâm trí.

4. Truyền tải “cái tôi” thông qua những món đồ giá trị

Ngày nay, nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng, rất nhiều nhãn hàng không chỉ quảng bá sản phẩm với những mục đích cốt lõi của chúng mà gắn những sản phẩm này với việc “khẳng định” hình ảnh cho những chủ sở hữu. Chẳng hạn, việc bạn đang cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất thể hiện bạn là một người sành điệu, chịu chi và nắm bắt xu hướng. Đây là hình ảnh mà các nhãn hàng luôn hướng đến cho khách hàng.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa con người của bạn phải được nhìn nhận thông qua chiếc điện thoại thông minh kia hay bất kì một sản phẩm đắt tiền nào khác. Bạn vẫn là chính bạn mà thôi. Sự sáng tạo hay phóng khoáng của bạn không chỉ vì việc không sở hữu một món đồ xa xỉ mà giảm sút được, có chăng chỉ là sự đánh giá của những người nhìn nhận người khác qua vật chất.

5. Apple và công cuộc mang lối sống tối giản trở lại nước Nhật

Nếu bạn là một fan của Iphone, Macbook hoặc bất kì sản phẩm gì của thương hiệu “trái táo cắn dở” này thì với những thông tin được tác giả cung cấp, bạn sẽ được biết thêm về tầm ảnh hưởng của Apple và Steve Jobs đối với quá trình “vứt bỏ đồ đạc”, quay trở lại với sự giản đơn của người Nhật. Không chỉ có những sản phẩm Apple, các ứng dụng “chia sẻ”, các thiết bị thông minh, hình thức lưu trữ điện toán đám mây cung cấp ngày càng nhiều tiện ích cho con người không chỉ trong công việc mà còn trong sắp xếp cuộc sống hàng ngày.

6. Vứt bỏ đồ đạc có phải là lối sống tối giản?

loi song toi gian cua nguoi Nhat

Việc tác giả Fumio đề cập trong phần lớn các chương sách đến việc giảm thiểu đồ đạc không có nghĩa lối sống tối giản là lối sống vứt bỏ những đồ dùng của bản thân mà việc sắp xếp gọn gàng và lựa chọn những món đồ thật sự cần thiết cho cuộc sống mới là cách thức mà người sống tối giản theo đuổi.

Như vậy, vứt bỏ đồ đạc chỉ là một phần trong quá trình tinh giản hóa cuộc sống để vươn tới lối sống tối giản mà thôi. Do đó, bản thân những người áp dụng cũng không nên quá cứng nhắc hoặc quá nóng vội khi vứt bỏ đồ đạc mà nên điều tiết và cho bản thân thời gian để thích nghi với những thói quen này.

7. Lối sống tối giản của người Nhật: Hành trình tìm ra “hạnh phúc”

Bằng việc đưa ra khái niệm về hạnh phúc của các nhà Tâm lý học tích cực, 40% hạnh phúc đến từ hành động của chúng ta. Tác giả đã liên kết lý thuyết này với chuyển biến tích cực về tâm lý của bản thân trong quá trình theo đuổi lối sống tối giản: tập trung nhiều hơn vào bản thân, không còn để tâm vào người khác, biết ơn nhiều hơn và trân trọng những gì mình đang có.

Nguồn : bau.vn

  • Phim Doraemon mới

    Phim Doraemon mới "gây bão": Doanh thu 166 tỷ đồng, đứng đầu mùa hè 2025

    Theo thống kê từ đơn vị phát hành, bộ phim đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt khán giả đến rạp chỉ trong vòng 5 tuần, vượt qua thành tích của các phần trước như “Doraemon: Nobita và Vùng đất lý tưởng trên bầu trời” (2023) và “Doraemon: Nobita và Mặt trăng phiêu lưu ký” (2019).Đây không chỉ là thành tích ấn tượng đối với một phim hoạt hình Nhật Bản, mà còn là cột mốc đáng nhớ với dòng phim thiếu nhi tại Việt Nam – vốn thường bị lép vế trước bom tấn Hollywood.
  • 10 món ăn vặt đồng hành lý tưởng cho mọi chuyến du lịch

    10 món ăn vặt đồng hành lý tưởng cho mọi chuyến du lịch

    Dù là chuyến đi ngắn ngày hay hành trình dài ngày khám phá vùng đất mới, việc mang theo những món ăn vặt tiện lợi, ngon miệng và dễ bảo quản sẽ giúp bạn duy trì năng lượng, tránh đói bụng và luôn trong tâm trạng hứng khởi. Dưới đây là 10 món ăn vặt lý tưởng nhất nên có trong hành lý của bạn khi đi du lịch.
  • Gỏi cuốn Việt làm nức lòng thực khách Mỹ tại nhà hàng bản xứ

    Gỏi cuốn Việt làm nức lòng thực khách Mỹ tại nhà hàng bản xứ

    Gỏi cuốn – món ăn truyền thống mang đậm bản sắc Việt – đang dần trở thành biểu tượng ẩm thực được ưa chuộng tại Mỹ. Với sự kết hợp tinh tế giữa nguyên liệu tươi ngon và cách chế biến đơn giản mà lành mạnh, món ăn này đang xuất hiện ngày càng nhiều trong thực đơn của các nhà hàng Việt tại xứ cờ hoa, nhận được sự đón nhận tích cực từ cả cộng đồng người Việt lẫn thực khách bản địa.
  • Tại sao giới trẻ vẫn

    Tại sao giới trẻ vẫn "đổ xô" đi cà phê dù mức lương chỉ 5-10 triệu ?

    Trong khi nhiều người than thở về mức lương thấp, không đủ chi tiêu, thì giới trẻ – đặc biệt là Gen Z – vẫn đổ xô đi cà phê mỗi tuần, thậm chí mỗi ngày. Vậy động lực nào khiến họ sẵn sàng chi tiền cho một ly cà phê giá 50.000 - 100.000 đồng dù thu nhập không cao?
  • Đi Đà Lạt nên mặc gì để thỏa sức check in

    Đi Đà Lạt nên mặc gì để thỏa sức check in "sống ảo"

    Đi Đà Lạt, thời tiết mát mẻ quanh năm và có thể se lạnh vào sáng sớm hoặc tối muộn, nên bạn cần chuẩn bị trang phục phù hợp để vừa giữ ấm vừa có phong cách. Dưới đây là một số gợi ý phối đồ giúp bạn luôn nổi bật khi du lịch Đà Lạt.
  • "Tuyệt đối ẩm thực":Những món ngon du khách không thể bỏ lỡ giữa tiết trời giao mùa của Hà Nôi

    Giữa tiết trời giao mùa, Hà Nội không chỉ níu chân du khách bằng vẻ đẹp cổ kính mà còn chinh phục họ bằng những món ăn tinh tế, phản ánh trọn vẹn hồn phố thị.