Rốn trẻ sơ sinh rỉ dịch nâu là một trong những chủ đề được đông đảo phụ huynh quan tâm. Liệu rốn bé chảy nước màu vàng hay dịch nâu như vậy có liên quan tới vấn đề nhiễm trùng rốn không? Mẹ nên làm gì khi trẻ gặp phải tình trạng này? Vì vậy, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh được đặc biệt quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu thêm vấn đề này ngay trong bài viết dưới đây!
Rốn trẻ sơ sinh rỉ dịch nâu, chảy nước vàng có nguy hiểm không?
Thông thường một em bé chào đời sẽ rụng rốn sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, rốn của trẻ có thể lâu rụng hơn 10 ngày và kèm theo những bất thường như chảy dịch, thậm chí là có mùi. Thông thường trước khi rụng, rốn của trẻ sơ sinh sẽ rỉ một chút nước vàng hoặc dịch nâu do lẫn một chút máu đông ở mặt cắt cuống rốn. Điều này không phải là hiện tượng quá nguy hiểm. Nếu vệ sinh đúng cách là rốn bé sẽ rụng và lành lại mà không gặp bất cứ vấn đề gì. Ngược lại nếu không biết cách chăm sóc đúng cách thì dịch rốn chảy ra cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
Cách chăm sóc rốn trẻ khi bị chảy nước vàng, rỉ dịch nâu
Rốn em bé sơ sinh bị rỉ dịch vàng, nâu là hiện tượng phổ biến và không nguy hiểm. Trừ khi rốn bé có mủ và mùi hôi mẹ mới nên lo lắng. Mẹ nên vệ sinh rốn hàng ngày cho bé bằng cách dùng bông tăm hoặc bông gòn y tế đã tiệt trùng nhúng vào nước ấm hoặc nước muối sinh lý 0,9% sau đó thấm dịch trên rốn bé. Tiếp tục dùng thêm một miếng bông khác nhúng vào nước muối hoặc nước ấm vắt khô và nhẹ nhàng lau rửa rốn cho trẻ. Lưu ý, trước và sau khi vệ sinh cho bé mẹ nhớ rửa tay sạch sẽ để vi khuẩn không xâm nhập.
Khi rốn chưa rụng hoặc rụng rồi nhưng vẫn chưa khô mẹ nhớ phải để rốn bé được thông thoáng. Tốt nhất là khi mặc tã, quần, bỉm mẹ chỉ nên che hờ phần rốn của trẻ. Mẹ có thể gấp mép trên của bỉm để không cọ xát vào rốn của con. Trong lúc tắm cho trẻ, mẹ vẫn lau rửa bình thường chỉ cần không chạm quá mạnh vào rốn của con là được. Tắm xong mẹ lấy khăn thấm khô người cho bé, dùng tăm bông nhẹ nhàng thấm hết nước ở rốn của con.
Hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị chảy rỉ dịch không quá nguy hiểm nhưng các mẹ cũng không nên chủ quá chủ quan. Hãy chủ động vệ sinh rốn cho trẻ đúng cách. Trong trường hợp rốn trẻ chảy mủ, có mùi hôi, sưng đỏ thì nên đưa trẻ đi khám để được điều trị một cách kịp thời. Hy vọng bài viết trên của Bau.vn sẽ giúp bạn nhận biết và biết cách chăm sóc rốn an toàn cho trẻ.
Nguồn : bau.vn
Tags: Bệnh về rốn ở trẻ