Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, cải tiến hay “cải lùi”?

Bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo chương trình Cánh Diều được nhiều tỉnh thành, nhiều trường lựa chọn nhất cho năm học 2020 - 2021. Thế nhưng, năm học mới vừa diễn ra gần một tháng, đã có nhiều ý kiến phụ huynh phản hồi về việc có cuốn bị in lỗi hết sức cẩu thả, nhiều từ ngữ không phù hợp như đánh đố học sinh.

Biên soạn, thẩm định sách giáo khoa (SGK) là công việc rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ của mỗi quốc gia. Để có một cuốn sách hoàn chỉnh, phải trải qua rất nhiều công đoạn, nhưng đều đòi hỏi sự chỉn chu, tỉ mỉ của từng cá nhân, tổ chức có liên quan.

Bộ sách giáo khoa (SGK) lớp 1 theo chương trình Cánh Diều được nhiều tỉnh thành, nhiều trường lựa chọn nhất cho năm học 2020 – 2021. Thế nhưng, năm học mới vừa diễn ra gần một tháng vừa qua, một số phụ huynh phản ánh về việc sách Tiếng Việt 1 (tập 1) do nhà xuất bản đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh phát hành có nhiều lỗi.

Cụ thể, một số lỗi mà các bậc phụ huynh học sinh phàn nàn thời gian vừa qua về bộ sách giáo khoa Tiếng Việt cải cách mới:

Đây chỉ mới là một số những lỗi mà các bậc phụ huynh phản ánh, những lỗi về chính tả, về từ ngữ, câu từ, với những từ ngữ không hợp với văn phong và cẩu thả, nhiều từ ngữ không phù hợp như đánh đố học sinh.

Dự kiến chiều nay 12.10, Bộ GD-ĐT họp với hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 1 để rà soát và đưa ra hướng xử lý trước những phàn nàn xung quanh sách giáo khoa lớp 1.
Trẻ em lần đầu tiên tiếp cận với chữ viết là giai đoạn mà chúng chuyển kỹ năng thay thế cái tương đương sang cái khác biệt và trừu tượng. Chữ viết là dạng ký hiệu trừu tượng nhất trong mọi hình thức thay thế từ thực đến ảo. Cho nên dạy học chữ là khó nhất.
Những người soạn sách rất chủ quan khi cho rằng, trẻ vào lớp 1 đã biết nói và có một vốn từ nhất định, cho nên họ đã tích hợp dạy chữ với phát triển từ mới, kể cả phát triển kỹ năng xã hội. Đó là lý do họ vừa đưa những từ xa lạ vào sách kết hợp với những câu chuyện ngụ ngôn cũng rất xa lạ với trẻ em. Trong khi họ quên một nguyên tắc tối thiểu của dạy học phát triển năng lực là dựa vào “nguồn” đã có để đi đến cái “đích” chưa có.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng