Nhớ nhớ quên quên là chuyện như cơm bữa
Kho cá quên tắt bếp để đến cháy đen, hay cắm cơm quên bật nút làm cả nhà không có cơm ăn, không nhớ đã khóa cửa khi đi làm hay chưa, đi chợ thiếu trước hụt sau do quên những thứ cần mua, thậm chí quên luôn cả con ở siêu thị…là những triệu chứng “dở khóc dở cười” thường gặp của hội “các bà mẹ bỉm sữa” khi bị suy giảm trí nhớ sau sinh.
Chị Ngọc Anh, một “mẹ bỉm” 4 tháng kể, trước đây, khi còn là sinh viên, chị vẫn luôn tự hào vì trí nhớ rất tốt, không mất nhiều thời gian để ghi nhớ bài vở và những thứ xung quanh. Tuy nhiên, sau khi sinh con, chị lại thường xuyên rơi vào trạng thái nhớ nhớ quên quên. “Con tôi hôm đó có lịch tiêm, một mũi tiêm rất quan trọng, rõ ràng tôi đã ghi chú lịch trong điện thoại, ghi cả vào lịch treo tường, hôm trước còn chuẩn bị sẵn giấy tờ sổ tiêm cho con, thế mà đúng hôm tiêm thì lại hoàn toàn không nhớ gì cả, vẫn cứ làm những công việc hàng ngày, cho con ăn ru con ngủ, tới chiều có bà chị hàng xóm sang hỏi thăm bé tiêm vế có sốt không thì mới tá hỏa ra là quên đưa con đi tiêm” chị Ngọc Anh ngán ngẩm kể lại.
Một “mẹ bỉm sữa” cũng mắc chứng “não cá vàng” khác chia sẻ, chị là nhân viên văn phòng, sau 6 tháng thai sản thì chị quay trở lại với công việc ở công ty, và cũng gặp rắc rối với chứng suy giảm trí nhớ sau sinh khi liên tục “nói trước, quên sau”, ảnh hưởng tới công việc, cũng may là đồng nghiệp và ban giám đốc công ty hết sức chiếu cố.
Nguyên nhân chính là do tác động của các loại hormone sản sinh trong thai kỳ gây tác động lên não. Cụ thể, sự gia tăng hormone estrogen trong thời gian mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thần kinh trung ương của người phụ nữ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer khi về già. Lượng estrogen trong thời kỳ có thai cao hơn gấp vài trăm lần so với mức bình thường. Điều này tác động nên thần kinh não bộ. Cộng hưởng thêm là các lý do đến từ stress tâm lý, trầm cảm sau sinh.
Chứng đãng trí ở mẹ bầu sẽ kéo dài trong bao lâu?
May mắn thay, những thay đổi về bộ não của bạn chỉ là tạm thời. Não bộ của bạn sẽ tăng kích thước trở lại trong vài tuần hoặc và tháng sau khi em bé được sinh.
Để khắc phục tình trạng này, các mẹ nên lưu ý các hoạt động sau
Chuẩn bị kĩ kiến thức, kĩ năng làm mẹ
Chia sẻ áp lực với người thân, gia đình, tránh trầm cảm sau sinh
Sắp xếp công việc một cách khoa học
Luyện tập tăng cường sự tập trung
Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày
Chế độ ăn giàu thực phẩm có lợi cho trí nhớ như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, rau bina, các loại ngũ cốc như gạo nâu, bột yến mạch…
Luôn giữ tâm trạng thoải mái và hạnh phúc
Tăng cường khả năng ghi nhớ của não
Tránh xa thuốc lá
Nghe nhạc nhẹ nhàng
“Tập thể dục” thường xuyên cho não
Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/sau-sinh-cac-me-bim-thuong-nao-ca-vang-nho-nho-quen-quen-va-dau-la-nguyen-nhan-a180119.html