Sau sinh hay quên, mẹ nên làm gì để khắc phục?

Sự mất cân bằng estrogen là nguyên nhân chính gây nên chứng suy giảm trí nhớ sau sinh. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống, thậm chí dẫn đến chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Vậy làm cách nào để có thể khắc phục được tình trạng này?

Hay quên – chuyện thường ở phụ nữ sau sinh

Hay quên là tình trạng thường xuyên gặp ở phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân là do áp lực công việc, gia đình, thiếu máu não, suy giảm estrogen, thoái hóa tế bào thần kinh….

Ở phụ nữ mang thai và sau khi sinh, hàm lượng hocrmon estrogen ở trong máu bị suy giảm một cách đột ngột. Do vậy, cùng với rối loạn các hocrmon khác, sẽ gây ra rối loạn hoạt động cơ bản của các tế bào thần kinh ở não, trong đó có các trung khu có chức năng ghi nhớ, xử lý thông tin (liên quan đến trí nhớ). Tình trạng suy giảm trí nhớ ở các sản phụ có tỷ lệ khá cao.

Thông thường, chứng “đãng trí” tạm thời ở phữ sau sinh sẽ tự động biến mất khi hết tác động của hormone thai kì. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, tình trạng này không những không mất đi mà còn ngày càng trầm trọng, có thể dẫn đến chứng trầm cảm.

Hay quên là tình trạng thường xuyên gặp ở phụ nữ sau sinh

Nhiều bà mẹ sau khi sinh, không thể quen với việc thức đêm do em bé có sở thích “ngủ ngày cày đêm”. Thậm chí, các bé ngoan ngoãn cũng sẽ thức dậy nhiều lần để ăn đêm và đi vệ sinh. Bởi vậy, trong hơn 1 năm đầu, gần như các bà mẹ trẻ không có một giấc ngủ trọn đêm. Việc mất ngủ kéo dài làm các tế bào não không được nghỉ ngơi và phục hồi dẫn đến suy giảm trí nhớ.

Cách khắc phục chứng đãng trí sau sinh

1. Ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi ngay khi có thể

Giấc ngủ là yếu tố nòng cốt giúp cải thiện trí nhớ, vì vậy hãy tranh thủ ngủ sớm và đủ giấc để tránh mệt mỏi, loại bỏ lo âu. Tránh các các đồ uống như trà, cà phê… sẽ làm các mẹ mất ngủ. Đồng thời, mỗi ngày cần tranh thủ ngủ trưa khoảng 20-30 phút.

Mẹ sau sinh nên tranh thủ để ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày.

2. Chia sẻ áp lực với người thân trong gia đình

Người thân trong gia đình sản phụ, nhất là người chồng nên hỗ trợ, quan tâm chăm sóc và chia sẻ công việc với người vợ, để giúp các mẹ có được sự thoải mái nhất định về tâm lý, nhờ đó cũng góp phần hạn chế tình trạng hay quên.

3. Sắp xếp công việc một cách khoa học

Khi bắt đầu lại với công việc, hãy sắp xếp mọi thứ thật hợp lý và lên kế hoạch cho công việc. Hãy ghi lại những việc cần làm, cần nhớ trong một cuốn sổ hoặc một tờ giấy và dán vào nơi dễ thấy nhất. Có thể cài nhắc nhở trên máy tính hoặc điện thoại để tránh quên việc.

4. Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục làm máu lưu thông lên não tốt hơn, làm cho giác quan tiếp nhận  thông tin nhanh hơn và giúp não lưu giữ thông tin lâu hơn. Các mẹ nên biết rằng tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ.

Các mẹ nên biết rằng tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ.

5. Chọn thực đơn bổ trợ trí nhớ

Các loại ra lá xanh như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, rau bina, các loại ngũ cốc như gạo nâu, bột yến mạch, v.v…, các loại quả bơ, việt quất, táo, hạnh nhân, dâu tây, …, trà xanh, khoai lang, trứng, cá hồi v.v… nên có trong thực đơn của các bà mẹ, vì đây là những loại thực phẩm được xem giúp bổ trợ trí nhớ rất tốt.

6. Luyện khả năng ghi nhớ

Hãy luyện khả năng ghi nhớ bằng cách chơi trò chơi ghép chữ, giải câu đố, sudoku hoặc các trò chơi có liên quan đến đếm số và ghi nhớ… sẽ có tác dụng cải thiện đáng kể bệnh đãng trí sau sinh.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7

    7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.