Siêu âm thai mẹ bầu đừng chỉ chú ý vào cân nặng, bác sĩ dặn có 4 chỉ số quan trọng

Khi siêu âm thai, ngoài cân nặng mẹ cần phải quan tâm đến 4 chỉ số dưới đây để biết được em bé có phát triển bình thường hay không.

Đường kính lưỡng đỉnh

Đường kính lưỡng đỉnh (Biparietal diameter – BPD) là đường kính được đo ở mặt lớn nhất của hộp sọ thai nhỉ. Có thể hiểu đơn giản đây là chỉ số đo đường kính đầu em bé.

Trong siêu âm thai, chỉ số lưỡng định giúp bác sĩ xác định trọng lượng thai nhi, tính tuổi thai và đánh giá phần nào sự bất thường của hệ thần kinh, tốc độ phát triển của em bé.

Chỉ số này bắt đầu được đo thông qua hình ảnh siêu âm khi thai nhi được đủ 13 tuần.

Từ tuần 13 đến tuần 40, chỉ số lưỡng đỉnh của thai nhi có thể dao động từ 88 – 100mm, trung bình khoảng 94cm.

Khi thấy chỉ số này nhỏ hơn bình thường, em bé có khả năng chậm phát triển hoặc phần đầu phẳng hơn các em bé khác. Nếu chỉ số BPD lớn hơn trung bình, có thể em bé có phần đầu lớn và mẹ sẽ khó sinh thường.

Khi chỉ số lưỡng đỉnh không nằm trong ngưỡng bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm lại hoặc thực hiện các kiểm tra khác để chẩn đoán kỹ hơn.

Siêu âm thai mẹ bầu đừng chăm chăm chú ý vào cân nặng, bác sĩ dặn có 4 chỉ số quan trọng hơn nhiều - ảnh 1

Nhịp tim thai

Từ tuần thứ 6-7 của thai kỳ, bác sĩ có thể cho mẹ nghe được nhịp tim thai của bé. Tuy nhiên cũng có trường phải đến tuần thai thứ 8-10 mới có thể nghe được tim thai.

Giá trị tim thai bình thường là từ 120 đến 160 lần/phút. Về cuối thai kỳ, nhịp tim thai có thể chậm hơn nhưng không dưới 80 lần/phút thì mẹ có thể yên tâm.

Chiều dài xương đùi

Xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể con người. Chiều dài xương đùi của thai nhi là một  trong các chỉ số quan trọng khi siêu âm thai. Chỉ số này được xác định từ tuần thứ 14 của thai kỳ. Bác sĩ sẽ dựa vào chiều dài xương đùi để biết bé có phát triển bình thường hay không. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa trong việc phát hiện hội chứng Down.

Siêu âm thai mẹ bầu đừng chăm chăm chú ý vào cân nặng, bác sĩ dặn có 4 chỉ số quan trọng hơn nhiều - ảnh 2

Độ sâu màng ối

Nước ối là môi trường để bé phát triển nên còn được gọi là “nước của sự sống”. Nó có tác dụng bảo vệ thai nhi, giữ nhiệt độ tử cung ổn định, duy trì sự cân bằng chất lỏng cho thai nhi… Khi đi siêu âm, mẹ nên quan tâm đến độ sâu của màng ối có nằm trong giới hạn bình thường không. Độ của của màng ối thông thường sẽ dao động từ 3-7 cm.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?
  • Giải đáp câu hỏi

    Giải đáp câu hỏi "mẹ bầu ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng?"

    Bất kì người mẹ nào đều muốn con phát triển khỏe mạnh, không chỉ về vật chất mà còn cả về trí não, tinh thần. "Mẹ bầu ăn gì để con thông minh" là câu hỏi được nhiều người quan tâm.