Sinh thường sau sinh mổ: Những lợi ích và nguy cơ đi kèm

Sinh thường sau sinh mổ là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm. Bởi vì điều này đem lại khá nhiều lợi ích sức khỏe không chỉ cho người mẹ mà còn cho bé yêu.

Có rất nhiều mẹ bầu quan tâm tới việc sinh mổ lần 1, lần 2 có sinh thường đươc không và băn khoăn giữa chọn việc sinh mổ tiếp theo hay chọn sinh thường. Điều này tùy thuộc vào lời khuyên, tư vấn của các bác sỹ.

Lợi ích của sinh thường sau sinh mổ là gì?

Sau khi sinh mổ và bầu lần tiếp theo được sinh thường sẽ có rất nhiều các lợi ích nhất định, cụ thể:

1. Thời gian phục hồi nhanh hơn

Khi làm mẹ lần thứ hai, việc sinh thường sẽ giúp các mẹ có thời gian nhanh hồi phục. Từ đó sức khỏe tốt sẽ chăm sóc cho các con tốt hơn. Sinh thường thời gian phục hồi nhanh hơn sinh mổ rất nhiều.

sinh thuong sau sinh mo

2. Hạn chế nguy hiểm

Việc sinh thường sau sinh mổ diễn ra thành công thì mô sẹo từ đợt phẫu thuật trước không bị ảnh hưởng.

Có trường hợp nếu tiếp tục mổ mô sẹo sẽ dễ bị tách ra hoặc nhiễm trùng.

Việc sinh thường sau sinh mổ giúp mẹ mất máu ít hơn, giảm nguy cơ bị tổn thương khu vực bàng quang hoặc ruột.

Vậy sinh thường với mẹ đã từng sinh mổ có nguy cơ gì?

Có một số trường hợp không thể sinh thường sau sinh mổ do kích thước của trẻ sơ sinh lớn, mẹ bầu bị béo phì và mẹ đã trên 35 tuổi. Thậm chí nguy cơ vỡ tử cung khi tiến hành sinh thường.

sinh thuong sau sinh mo

Mẹ cần có đủ tiêu chí nào để có thể sinh thường sau khi sinh mổ?

Để có thể sinh con theo phương thức tự nhiên, bạn cần đạt được những yêu cầu sau:

  • Không mổ ngang quá 2 lần trước đó
  • Thai nhi có kích thước bình thường
  • Đầu thai nhi xoay đúng hướng (ngôi thuận)
  • Người mẹ không có bất cứ tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào
  • Tử cung không có sẹo, tình trạng bất thường hoặc từng bị vỡ trước đó.

Khi nào không thể sinh thường sau khi sinh mổ?

Nếu gặp phải một trong những tình trạng sau đây, bạn có thể cân nhắc đến cách sinh con khác:

  • Hình dạng vết mổ: Bác sĩ sẽ không khuyến khích mẹ bầu sinh thường sau sinh mổ nếu như vết mổ trước đó là vết mổ dọc hoặc vết rạch hình chữ T bởi có nguy cơ vỡ tử cung cao hơn.
  • Từng sinh mổ nhiều lần: Khi bạn đã sinh mổ trước đó khoảng 2 lần thì cơ hội để có thể sinh thường sẽ trở nên rất thấp.
  • Biến chứng về sức khỏe: Nếu mẹ bầu đang mắc phải một tình trạng sức khỏe nào đó như bệnh phổi hoặc khiếm khuyết ở tim, bác sĩ sẽ đề nghị sinh mổ thay vì sinh thường.
  • Em bé có kích thước lớn: Dẫu chưa thể xác định chính xác cân nặng của thai nhi trong tam cá nguyệt thứ ba, nhưng nếu bác sĩ nghi ngờ em bé nặng trên 4,5kg, bạn có thể được đề nghị cân nhắc biện pháp sinh mổ.
  • Vượt quá ngày dự sinh: Nếu bạn mang thai vượt quá 40 tuần của thai kỳ, tỷ lệ biến chứng trong quá trình sinh thường sẽ tăng lên nhiều.

Cách tăng khả năng sinh thường cho mẹ

Khá nhiều yếu tố khách quan quyết định đến cách thức sinh con của bạn, nhưng vẫn có những việc mà mẹ bầu có thể làm để tăng cơ hội sinh thường, chẳng hạn như:

Kiểm soát cân nặng, kiểm soát huyết áp, kiểm soát stress và kiên nhẫn. Quan trọng nhất vẫn là sự tư vấn của các bác sỹ.

Chúc bạn có một thai kỳ suôn sẻ, bé yêu ra đời khỏe mạnh!

Nguồn : bau.vn