1. Sôcôla chứa đường – “thức ăn” của vi khuẩn gây sâu răng
Phần lớn các loại sôcôla trẻ em ưa thích đều chứa hàm lượng đường cao. Khi ăn, đường sẽ bám lại trên răng và nhanh chóng bị vi khuẩn trong khoang miệng tiêu hóa, tạo ra axit phá hủy men răng. Men răng của trẻ mỏng và yếu hơn người lớn nên rất dễ bị tổn thương nếu tiếp xúc với axit thường xuyên.
2. Dễ gây viêm nướu nếu ăn thường xuyên mà không vệ sinh kỹ
Sôcôla dính lại ở chân răng, khe răng hoặc quanh nướu – nếu không được làm sạch kịp thời sẽ tạo mảng bám và dẫn đến viêm nướu. Các biểu hiện như đỏ, sưng, đau nướu hoặc chảy máu khi đánh răng ở trẻ là dấu hiệu ban đầu của bệnh nha chu.
3. Sôcôla đen ít hại hơn nhưng không hoàn toàn “vô tội”
Một số cha mẹ chọn sôcôla đen vì nghĩ ít đường, tốt hơn cho răng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều và không đánh răng sau đó, axit trong sôcôla vẫn có thể phá hủy men răng và gây kích ứng nướu.
4. Ăn sôcôla sau bữa chính tốt hơn ăn vặt
Thay vì cho trẻ ăn sôcôla rải rác trong ngày, nên cho ăn vào sau bữa ăn chính – khi nước bọt tiết ra nhiều, giúp trung hòa axit và giảm tác hại lên răng. Đồng thời, hãy tập cho trẻ uống nước lọc hoặc súc miệng ngay sau khi ăn đồ ngọt.
5. Bác sĩ khuyến cáo: Không cấm hoàn toàn, nhưng phải kiểm soát
Việc cấm tuyệt đối sôcôla có thể khiến trẻ thèm ăn hơn và lén lút tiêu thụ. Thay vào đó, phụ huynh nên:
-Giới hạn số lần ăn/ngày, tốt nhất không quá 3 lần/tuần
-Chọn loại ít đường, ít dính, tránh loại kẹo sôcôla mềm, dẻo
-Dạy trẻ đánh răng đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày
-Khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm tổn thương răng – nướu
Sôcôla không xấu nếu biết ăn đúng cách. Nhưng nếu để trẻ ăn thoải mái mà không chăm sóc răng miệng kỹ, hậu quả có thể là men răng yếu đi, răng sâu, nướu viêm… ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vừa chiều lòng sở thích, vừa bảo vệ hàm răng đẹp cho trẻ là điều mà mỗi cha mẹ hiện đại nên làm chủ động từ hôm nay.
Nguồn : bau.vn