Sức khỏe sau sinh: Một số vẫn đề mẹ cần lưu ý

Sau sinh, phụ nữ thường gặp những vấn đề bất ổn về sức khỏe mà trước đó có thể chưa bao giờ gặp phải. Đó là những vấn đề gì, cần nhận biết và phòng tránh ra sao?

Cứng và đau cơ

Sức khỏe sau sinh

Vừa phải mang chiếc bụng to, vừa phải tiêu hao nhiều sức lực khi sinh, bạn thường gặp phải một số sức khỏe sau sinh. Trong thời gian ở cữ, hoạt động quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau lưng. Khoảng sau một tuần có thể giảm bớt, nếu kéo dài không khỏi nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Đau âm ỉ vùng âm hộ

Hiện tượng này thường diễn ra từ khi sinh đến khi được 6 tuần, hay gặp ở phụ nữ sinh con lần đầu. Nguyên nhân đau là đáy chậu bị sưng, bị rách hoặc do phải qua kỹ thuật cắt khâu âm hộ. Nên thận trọng khi đứng lên, ngồi xuống. Nên ngồi trên ghế mềm và tránh tiếp xúc mạnh vùng âm hộ, kể cả khi tắm rửa.

Bên cạnh đó, cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh đúng cách để tránh viêm nhiễm. Bạn có thể áp dụng phương pháp xông vùng kín bên cạnh vệ sinh đúng cách. Ngay từ ngày đầu tiên sau sinh đã có thể xông, nhờ thế vết thương mau lành hơn, vùng kín được sát khuẩn tối đa, chống viêm sưng hơn nữa còn hỗ trợ các cơ và mô co thắt lại và tránh mùi khó chịu.

Đau đầu, nặng đầu

Sau sinh, người thiếu máu, huyết áp cao, người dùng thuốc tê phẫu thuật, người lao động quá nặng nhọc có thể dẫn tới đau đầu hoặc nặng đầu. Nếu ngủ đủ, triệu chứng có thể giảm nhẹ. Nếu thấy đau nghiêm trọng cần hỏi ý kiến bác sĩ. Chân tay tê sau khi sinh, bạn có thể bị phù hoặc thường xuyên mệt mỏi, có lúc còn xuất hiện triệu chứng chân tay tê, tay mỏi rã rời, chân nặng… những triệu chứng này mất dần cùng với sự phục hồi của cơ thể.

Sức khỏe sau sinh

Đau bụng dưới

Sau sinh, tử cung co hồi lại chỉ còn như quả bưởi, sờ thấy đáy tử cung ở rốn. Chỉ một tuần sau đã thu hồi bằng một nửa và tiếp một tuần nữa thì không còn sờ nắn thấy tử cung ở trên bụng. Bạn thường không cảm thấy đau. Nếu thấy đau, phải khám xem có viêm nhiễm không.

Cụ thể, nhiễm trùng ở dạ con, viêm ruột thừa, viêm phần phụ, viêm đại tràng đều có thể gây đau bụng dưới. Khi thấy tử cung co chậm, sản dịch hôi và sốt, bạn phải nghĩ tới viêm dạ con (niêm mạc) và xem xét có sót nhau không? Viêm dạ con, nếu để lâu rất nguy hiểm vì nó chuyển biến thành thể nặng rất nhanh.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng