Tại sao phụ nữ mang thai mọc mụn nhiều và cách điều trị hiệu quả

Nhiều người khi mang thai mọc mụn nhiều và có xu hướng lan ra ở nhiều vị trí trên mặt. Vì thế mẹ bầu cần biết cách chăm sóc làn da mình được khỏe mạnh.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, làn da mẹ thường có sự thay đổi. Nhiều phụ nữ khi mang thai mọc nhiều mụn hơn, các mụn sưng tấy thậm chí lan nhiều trên mặt mà không biết nguyên nhân và nên điều trị ra sao? Hãy đọc bài viết này để hiểu hơn về vấn đề này nhé!

Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai mọc mụn

Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mẹ bầu nổi mụn. Hormone androgen- loại hormone được cơ thể tiết ra nhiều ở phụ nữ mang thai, kích thích tuyến bã nhờn trong da. Từ đó, khiến chúng sinh sản và phát triển mạnh nhiều dầu, gọi là sebum. Khi sebum dư thừa, kết hợp da chế, nang lông làm chỗ chân lông bít tắc, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Đó là nguyên nhân dẫn đến mụn ẩn, mụn viêm hay mụn trứng cá ở mẹ bầu.

mang thai moc mun

Tình trạng mụn có thể giảm dần hoặc nghiêm trọng hơn tùy vào cách chăm sóc và chế độ nghỉ ngơi của mẹ bầu. Chính vì thế, khi nổi mụn bạn đừng chủ quan.

Ngoài ra, các yếu tố về hệ miễn dịch cũng khiến da bạn trở nên nhạy cảm, khiến vi khuẩn sinh sôi trong lỗ chân lông và gây viêm da. Đồng thời, chúng phát triển thành mụn trứng cá hoặc mụn viêm nếu không chăm sóc kỹ.

Cách điều trị mụn khi mang thai

Khi mang thai, chúng ta không nên lạm dụng các loại mỹ phẩm trị mụn như bình thường. Ngoài ra, chu trình chăm sóc trị mụn hầu như dựa vào cách bạn chăm sóc và chế độ sinh hoạt chứ không lệ thuộc vào sản phẩm trị mụn.

Hãy rửa mặt thật sạch và massage nhẹ nhàng với sữa rửa mặt ngày 2 lần. Nếu bạn sử dụng máy rửa mặt càng tốt, vì chúng làm da sạch sâu hơn. Tẩy trang nếu bạn sử dụng kem chống nắng, make-up hay tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.

mang thai moc mun

Không nên sử dụng vải cứng để rửa mặt, nên sử dụng khăn bông mềm hoặc bông tẩy trang để thấm nước trên mặt. Lưu ý, làn da khi mọc mụn vô cùng nhạy cảm và dễ tổn thương, do vậy không chà xát da.

Khi sử dụng kem dưỡng hay serum, dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ vào mặt để kem được thẩm thấu và không gây kích ứng.

Nếu sử dụng kem dưỡng ấm, nên chọn sản phẩm không chứa dầu, tránh để tình trạng bít tắc lỗ chân lông sinh ra mụn.

“Đối xử” thật nhẹ nhàng với những chấm mụn trên mặt bạn, không cố gắng nặn mụn hay chà xát để tránh để lại sẹo và khiến cho mụn nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, để tình trạng được cải thiện, bạn nên sử dụng các loại thuộc chấm mụn từ các thương hiệu mỹ phẩm dành riêng cho bà bầu để đảm bảo an toàn.

mang thai moc mun

Lưu ý trị mụn khi mang thai

Khi trị mụn, bạn cần tránh các sản phẩm có chứa ccutane (isotretinoin) trong thời gian mang thai, vì loại thuốc này có thể gây những biến chứng nghiêm trọng cho thai nhi. Ngoài ra, các loại kem có chứa tetracyline, doxycycline và minocycline có thể khiến cho thai nhi mắc dị tật ở xương và răng.

Kết hợp với các biện pháp trên, bạn cần ăn nhiều rau, uống nhiều nước trái cây, ngủ đúng giờ và tránh xa các loại đồ uống gây hại cho da và thai nhi.

Xuất hiện mụn khi mang thai là điều bình thường. Bạn chỉ cần cân bằng nội tiết tố và sinh hoạt hợp lý tình trạng mụn sẽ giảm dần. Vì thế, không cần quá lo lắng mà sử dụng những sản phẩm có hại cho sức khỏe em bé.

 

Nguồn : bau.vn