Thời điểm vàng để các mẹ đặt vòng tránh thai sau sinh

Việc chọn vòng tránh thai cho phụ nữ mới sinh con cũng cần lưu ý. Trong thời gian cho con bú, khoang tử cung khá nhỏ, thành tử cung cũng mỏng, nên cần được bác sĩ xác định kích cỡ vòng cho phù hợp

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai được nhiều người sử dụng vì sự an toàn, hữu hiệu, đơn giản và kinh tế. Sau khi lấy vòng ra, không ảnh hưởng đển việc mang thai, sinh đẻ. Một điều mà phụ nữ băn khoăn là sau sinh con bao lâu thì nên đặt vòng tránh thai trở lại là thích hợp nhất.

Xem ảnh nguồn

Vòng tránh thai thường dùng hiện nay là loại đóng kín, như vòng đơn bằng inox, vòng hoa vừng, cũng có loại mở như hình chữ V.

Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả tránh thai, xu hướng sử dụng vòng tránh thai thường thiên về loại vòng có kết hợp thuốc tránh thai, hoặc sử dụng các loại vòng tránh thai có hoạt tính. Nhưng đặt vòng sau khi sinh thì phải đặt vòng không có thuốc tránh thai.

Thời điểm có thể đặt vòng với phụ nữ mới sinh là 3 tháng sau sinh. Nếu 3 tháng sau khi sinh có xuất hiện kinh nguyệt trở lại, thì đặt vòng 3 – 7 ngày sau khi sạch kinh.

Trước khi đặt vòng, nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài

Nếu 3 tháng sau khi sinh vẫn chưa thấy có kinh nguyệt, hoặc bế kinh trong thời gian cho con bú thì đặt vòng sau khi loại bỏ nguyên nhân mang thai sớm.

Sau khi được các bác sĩ kiểm tra, nếu đã được xác định là không có thai, thì trước hết nên tiêm progesterone liên tục 3 ngày, chờ hết xuất huyết, 3 – 7 ngày sau khi hết xuất huyết thì tiến hành đặt vòng, không được muộn quá 7 ngày. Như vậy mới có tác dụng loại trừ khả năng mang thai, lại có thể được tránh thai sớm.

Nếu sau khi sinh, sản dịch vẫn ra nhiều, tử cung chảy máu, thì thời gian đặt vòng được tiến hành trong vòng nửa năm sau khi làm phẫu thuật. Trước khi đặt vòng, nên áp dụng một số biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, xuất tinh ngoài.

Việc chọn vòng tránh thai cho phụ nữ mới sinh con cũng cần lưu ý. Trong thời gian cho con bú, khoang tử cung khá nhỏ, thành tử cung cũng mỏng, nên cần được bác sĩ xác định kích cỡ vòng cho phù hợp. Đến khi dừng cho con bú, tử cung trở lại bình thường, sẽ cần phải đổi một vòng khác có kích thước lớn hơn.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Ăn chay khi mang thai: Top 10 thực phẩm nuôi dưỡng cả mẹ và bé

    Ăn chay khi mang thai: Top 10 thực phẩm nuôi dưỡng cả mẹ và bé

    Việc ăn chay trong thai kỳ ngày càng được nhiều mẹ lựa chọn vì lý do sức khỏe, tinh thần hoặc niềm tin cá nhân. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn chay cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi.Dưới đây là 10 "siêu thực phẩm" thực vật vừa lành mạnh vừa giàu dinh dưỡng, được khuyên dùng cho mẹ bầu theo chế độ ăn chay:
  • Phụ nữ mang thai bị cúm: Những điều cần biết để bảo vệ mẹ và bé

    Phụ nữ mang thai bị cúm: Những điều cần biết để bảo vệ mẹ và bé

    Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi mắc cúm, do hệ miễn dịch suy giảm và các thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Một cơn cảm cúm tưởng chừng đơn giản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.Dưới đây là những điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ khi đối mặt với căn bệnh phổ biến này.
  • Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ: 3 động tác an toàn, tốt cho cả mẹ và thai nhi

    Yoga trong 3 tháng đầu thai kỳ: 3 động tác an toàn, tốt cho cả mẹ và thai nhi

    Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể mẹ bầu bắt đầu có nhiều thay đổi lớn về hormone, tâm trạng và thể chất. Đây cũng là giai đoạn nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn và dễ căng thẳng. Những động tác yoga đơn giản, an toàn dưới đây không chỉ giúp mẹ thư giãn, thở đều, mà còn tạo nền tảng tốt cho sức khỏe suốt thai kỳ.
  • Mang thai không cần ăn gấp đôi – Ăn đủ chất mới là điều quan trọng

    Mang thai không cần ăn gấp đôi – Ăn đủ chất mới là điều quan trọng

    Trong dân gian, nhiều người vẫn khuyên bà bầu nên "ăn cho hai người" để con được khỏe mạnh và đủ chất. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng hiện đại cho rằng, điều quan trọng không nằm ở số lượng thực phẩm mà là chất lượng dinh dưỡng mà mẹ bầu nạp vào cơ thể mỗi ngày.
  • Trên điện thoại có bám dính hơn 480 loại vi khuẩn và virus, không khử trùng điện thoại mẹ bầu làm hại thai nhi

    Trên điện thoại có bám dính hơn 480 loại vi khuẩn và virus, không khử trùng điện thoại mẹ bầu làm hại thai nhi

    Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhung lại ảnh hưởng không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy đâu là thói quen không tốt cho mẹ bầu?
  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.