Thực đơn cho mẹ sau sinh lợi sữa

Làm mẹ là một hành trình đầy thách thức, và việc duy trì lượng sữa đủ cho bé là một phần quan trọng. Để lợi sữa thì việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng được coi là yếu tố chính góp phần tạo nên nguồn sữa mẹ dồi dào. Nếu mẹ cũng đang tìm kiếm thực đơn phù hợp để tăng cường lợi sữa, hãy cùng tham khảo những gợi ý ngon miệng và bổ dưỡng trong bài viết này. Dưới đây là những gợi ý hấp dẫn cho mẹ!

Vì sao dinh dưỡng ảnh hưởng đến chất lượng và lượng sữa mẹ

Khi chúng ta ăn thức ăn có chứa chất gì thì chất đó sẽ đi vào sữa. Thức ăn có thể chuyển hóa thành sữa mẹ, do đó chế độ ăn uống hàng ngày của mẹ là rất quan trọng. Đặc biệt là thời gian đầu sau sinh, trẻ cần được bú nguồn sữa dinh dưỡng tốt để có thể phát triển khỏe mạnh, làm quen được với môi trường sống mới.

Sữa mẹ tự nhiên đã có thể cung cấp đủ dưỡng chất và sức đề kháng cần thiết cho em bé. Tuy nhiên, người mẹ cần ăn đầy đủ các nhóm chất, đặc biệt là các thức ăn có tính chất lợi sữa, làm mát sữa. Một chế độ ăn uống đảm bảo sức khỏe cho mẹ sẽ giúp người mẹ khỏe mạnh, dồi dào nguồn sữa.

Vậy thức ăn bao lâu chuyển thành sữa mẹ? Thông thường, khi mẹ ăn một loại thức ăn nào đó thì sớm nhất là 1h, muộn nhất là 24h và mất trung bình khoảng 4-6h để thức ăn đó chuyển vào sữa mẹ.

Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng sau sinh tốt của bà mẹ chính là để bảo đảm mẹ có đủ sữa nuôi con. Vì vậy, bà mẹ đang nuôi con bú cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, và nhớ rằng chế độ lao động, nghỉ ngơi kết hợp với một trạng thái tinh thần thoải mái cũng là một yếu tố quan trọng để bảo đảm có đủ sữa nuôi con.

Bà mẹ sau khi sinh con, mặc dù nguồn dinh dưỡng dự trữ trong thời gian mang thai vẫn chưa phải tiêu thụ hết nhưng trước khi sinh cũng như trong quá trình sinh nở, bà mẹ đã mất khá nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng qua mất máu khi sinh đẻ, huy động các chất dinh dưỡng để sản xuất sữa non trong những tháng cuối của thai kỳ và tiếp tục bài tiết sữa để nuôi con ngay sau khi sinh…Vì vậy, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của bà mẹ đang nuôi con bú là khá cao, thậm chí còn cao hơn so với thời kỳ thai nghén.

Thực đơn mẫu cho mẹ sau sinh lợi sữa

Từ kinh nghiệm dân gian, ta biết có đa dạng các món ăn cho mẹ sau sinh có nhiều sữa. Thêm vào đó, một số món ăn được gợi ý dưới đây giúp bạn xây dựng thực đơn cho mẹ sau sinh hấp dẫn và bổ dưỡng hơn.

Món canh

  • Canh hoa thiên lý nấu thịt xay
  • Canh sườn hầm bí đỏ
  • Canh đuôi bò ninh cà rốt khoai tây
  • Canh móng giò thảo dược
  • Canh chân giò hầm táo đỏ hạt sen
  • Canh mọc nấm
  • Canh rau ngót thịt xay
  • Canh rau dền
  • Canh đậu trứng nấu chua
  • Canh gà hầm sâm
  • Canh rong biển thịt bò

Món mặn

  • Cá hồi hấp gừng sả
  • Cá hồi áp chảo nướng
  • Cá quả kho tộ
  • Cá chép hấp xì dầu
  • Tôm rang thịt
  • Tôm hấp nước dừa
  • Thịt kho trứng
  • Gà rang gừng
  • Thịt chân giò luộc
  • Gà tần thuốc bắc

Món rau

  • Rau lang luộc hoặc xào
  • Bí xanh hấp
  • Su su hấp
  • Bông cải xanh và trắng hấp
  • Cải xanh xào
  • Mướp luộc
  • Đậu đũa luộc
  • Rau dền luộc

Món cháo

  • Cháo cà rốt thịt bò
  • Cháo lươn
  • Cháo khoái
  • Cháo sườn
  • Cháo gà nấm
  • Cháo chim
  • Cháo cá đỗ xanh

Món tráng miệng

  • Chè đỗ xanh
  • Chè đỗ đen
  • Chè đỗ đỏ
  • Chè vừng
  • Chè ngô
  • Sữa chua
  • Hoa quả theo mùa như: vú sữa, chuối, quả bơ, đu đủ,..

Đồ ăn vặt

  • Sô-cô-la đen
  • Ngô luộc
  • Khoai hấp
  • Nho khô
  • Các loại hạt
  • Sữa chua

Nước uống

  • Nước dừa
  • Nước ép trái cây
  • Trà vằng
  • Nước lọc
  • Nước đỗ đen
  • Nước lá đinh lăng

Sau đây sẽ là thực đơn mẫu cho mẹ sau sinh trong vòng 1 tuần để mẹ tham khảo cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đủ chất nhé!

Bữa sáng Bữa trưa Bữa tối
Thứ hai Cháo gà

1 quả chuối

1 ly sữa bò

Cơm gạo lứt

Canh sườn nấu bí xanh

Thịt kho trứng

½ quả táo

Cơm trắng

Bông cải xanh hấp

Canh gà hầm rau củ

1 quả cam

Thứ ba Bánh mì với 1 quả trứng ốp chín

1 ly sữa đậu nành

Cơm trắng

Canh rau ngót thịt băm

Gà rang gừng

Đu đủ chín

Cơm rang thập cẩm

Canh mướp đắng nấu thịt

1 quả lê

Thứ tư Cháo thịt bò

½ quả táo

1 ly sữa đậu nành

Cơm gạo lứt

Canh xương hầm bí đỏ

Thịt lợn luộc

Nho chín

Cơm trắng

Canh bầu nấu tôm

Thịt gà luộc

Quýt ngọt

Thứ năm Phở bò

1 ly nước ép cam

Cơm trắng

Canh sườn cà rốt

Cá hồi áp chảo nướng

1 quả cam

Cơm trắng

Canh sườn mọc

Thịt bò xào rau cải

Dưa lưới

Thứ sáu 2 lát bánh mì nướng

1 chén súp gà nấm

1 ly sữa đậu nành

Cơm gạo lứt

Gà hầm hạt sen táo đỏ

Rau củ luộc

½ quả dứa

Cơm trắng

Rau lang xào tỏi

Cá hồi hấp gừng sả

1 quả lê

Thứ bảy Cháo gà hạt sen

Sữa chua hoa quả

Cơm trắng

Canh bí đỏ nấu thịt viên

Tôm hấp nước dừa

Đu đủ chín

Cơm trắng

Canh thiên lý nấu thịt

Cá chép kho

Nho chín

Chủ Nhật Bún ngan

1 quả cam

1 ly sữa bò

Cơm trắng

Canh móng giò thảo dược

Sữa chua hoa quả

Cháo tim cật

Rau củ hấp

Dưa lưới

Các món cần hạn chế để có sữa tốt cho bé

Ngoài việc bổ sung thêm những món ăn lợi sữa trong thực đơn cho mẹ sau sinh, mẹ cần lưu ý loại bỏ những món ăn sau trong thực đơn:

  • Một số loại hải sản: Dù hải sản giàu đạm và chất béo tốt, tuy nhiên một số loại cá tiềm ẩn nguy cơ gây ra ngộ độc cao do hàm lượng thủy ngân như cá kiếm, cá thu,… Do đó mẹ cần chọn lọc nguồn hải sản đảm bảo chất lượng để tránh bị ngộ độc.
  • Thực phẩm gây mất sữa: Trái ngược với thực phẩm lợi sữa, lá lốt, bạc hà, măng tươi, bắp cải,… và một số loại thực phẩm khác có thể ức chế quá trình sản sinh ra sữa của cơ thể mẹ.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ có nhiều calo. Ăn loại thực phẩm này nhiều có thể khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát, từ đó gây trở ngại cho quá trình phục hồi vóc dáng.
  • Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị: Những thực phẩm này có thể làm giảm chất lượng, gây mùi vị lạ cho sữa mẹ. Ngoài ra, thức ăn mặn có thể làm tăng huyết áp và gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Thức uống chứa cồn, chất kích thích và cafein: Thực đơn cho mẹ sau sinh cần loại bỏ tuyệt đối các loại rượu bia, đồng thời hạn chế cafein, chất kích thích để tránh làm giảm lượng sữa của mẹ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra những chất kích thích này có thể làm trẻ trằn trọc, khó ngủ. Mẹ nên thay thế loại đồ uống này bằng nước trái cây, nước lọc hoặc sữa.
  • Thực phẩm nhiều đường và các chất tạo ngọt: Mẹ nên sử dụng loại đường có nguồn gốc thiên nhiên, không dùng đường tinh luyện và các chất tạo ngọt. Những chất tạo ngọt này sẽ làm tăng lượng đường trong máu, tích tụ mỡ thừa gây tăng cân mà còn có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ khi chuyển hóa sang sữa mẹ.
  • Không ăn mặn: Ăn mặn kết hợp với chế độ ăn ít rau xanh có thể khiến tăng huyết áp, và tăng nguy cơ táo bón.
  • Các loại thuốc: Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc uống, thực phẩm chức năng để đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Những loại chất trong thuốc có thể đi vào dòng sữa và gây hại trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.

Nuôi con bằng sữa mẹ đòi hỏi mẹ cần kiểm soát gắt gao loại thực phẩm dung nạp vào cơ thể, bởi mọi thực phẩm mẹ ăn đều chuyển hóa thành dinh dưỡng trong sữa mẹ. Bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe cho con, việc ăn uống đúng cách còn chữa lành cơ thể mẹ, giúp mẹ hồi phục và mau chóng lấy lại vóc dáng trước khi sinh.

Những món ăn tốt cho mẹ

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích về Thực đơn cho mẹ sau sinh lợi sữa. Hi vọng rằng sẽ có ích cho việc chăm sóc sức khỏe mẹ sau sinh và cho trẻ. Tránh thức ăn kích thích: Một số thức ăn như cà phê, rượu, thức ăn chứa nhiều đường và gia vị có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất sữa. Hạn chế việc tiêu thụ các thức ăn này.

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    Dinh dưỡng cho mẹ cho con bú: Vi chất nào là “chìa khóa” vàng?

    hoàn hảo, sữa mẹ còn chứa kháng thể giúp bé tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, chất lượng sữa phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn uống của người mẹ. Vì vậy, việc bổ sung vi chất dinh dưỡng đúng và đủ trong thời kỳ cho con bú là điều không thể xem nhẹ.Dưới đây là những nhóm vi chất thiết yếu mà phụ nữ cho con bú cần đặc biệt quan tâm, kèm theo các thực phẩm giàu dinh dưỡng nên có trong bữa ăn hàng ngày:
  • Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Bí quyết dinh dưỡng cho phụ nữ để chống lại trầm cảm sau sinh

    Sau khi sinh con, người phụ nữ không chỉ đối mặt với những thay đổi về thể chất mà còn phải vượt qua hàng loạt biến động tâm lý. Trong đó, trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề đáng lo ngại, ảnh hưởng đến chất lượng sống, khả năng chăm sóc con và sức khỏe lâu dài của người mẹ. Bên cạnh liệu pháp tâm lý và hỗ trợ từ gia đình, một chế độ ăn khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tâm trạng và phục hồi tinh thần.
  • Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Vượt qua nỗi ám ảnh rụng tóc sau sinh chỉ với vài mẹo đơn giản

    Sau sinh, mái tóc bỗng trở nên thưa thớt, yếu ớt và rụng từng mảng khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Đây là tình trạng phổ biến, nhưng có thể cải thiện nếu biết cách chăm sóc đúng. Vậy tóc rụng sau sinh là do đâu và làm sao để phục hồi?