Truyện cổ tích giúp bé ngủ ngon cần được lựa chọn dưới nhiều tiêu chí như phù hợp với lứa tuổi, nội dung nhẹ nhàng và ý nghĩa. Khi đọc truyện cho con nghe, mẹ cũng cần lồng ghép cảm xúc của chính mình và tình yêu dành cho bé để con có thể cảm nhận được ý nghĩa của câu truyện.
3 câu truyện cổ tích hằng đêm hay nhất dành cho bé
1. Cây đào mật
Nghe nói, ngày xưa ở trên một quả núi nọ có một con khỉ và một con Cáo sinh sống, chúng là đôi bạn tốt của nhau. Một hôm, chúng cùng nhau đi dạo trong rừng và nhặt được một quả đào mật to, vỏ mỏng lại hồng. Cáo và khỉ rất vui. Khỉ hỏi cáo: “Đây là quả đào mật, bạn có biết không?”
Cáo nói: ”Mình biết, nếu ngon chúng mình chia mỗi người một nửa nhé!”.
Khỉ con gật đầu. Cáo lại nói: “Vậy mình ăn vỏ bên ngoài, bạn ăn phần hột bên trong nhé!”. Nói xong, Cáo cắn từng miếng to, nó cứ ăn cho đến khi còn thừa lại cái hột cứng queo. Sau đó, Cáo lau nước miếng trên miệng và nói: “Cái này ăn ngon thật, bây giờ cái hạt là của bạn đấy!” Nói xong Cáo hí hứng bước về nhà của mình. Nó vừa đi vừa nghĩ: “Xem khỉ con ăn thế nào, nó thật ngốc, không biết là mình lừa nó!”
Khỉ con vừa buồn vừa tức giận và Cáo đã ăn hết cùi đào. Nhưng nó không vứt hạt đào đi mà Nó mang hạt đào về nhà, vùi dưới mảnh đất trong sân. Không bao lâu, hạt nảy mầm, mọc lên một mầm đào non. Khỉ con ngày ngày tưới nước cho cây, còn thường xuyên xới đất, bón phân cho nó. hai năm trôi qua, trong sân nhà Khỉ con đã có một cây đào vừa to vừa cao.
Một hôm, Cáo đi ngang qua nhà Khỉ con, nó cảm thấy kỳ lạ, liền hỏi khỉ con: “Khỉ con ơi, cây đào này từ đâu ra vậy?” Khỉ con đáp: “Thì chính bạm đã cho mình đấy!”. Cáo con không hiểu hỏi lại: “Mình đã bao giờ cho bạn đâu?”. Khỉ con cười nói : “Năm ngoái chúng ta nhặt được một quả đào, bạn ăn phần cùi, để lại cho mình một cái hột. Mình liền đem trồng cái hạt đó, hai năm sau, hạt đào đó lớn lên thành cây đào to,làm mát sân của mình, lại có đào để ăn đấy!”
Cáo nghĩ ngợi, “Vẫn là Khỉ con thông minh hơn!” nó xầu hổ lủi đi mất.
Ý nghĩa câu truyện:
Qua câu chuyện này cha mẹ có thể hỏi các con xem nhân vật Khỉ hay Cáo đáng khen hơn, từ đó ca ngợi đức tính không tham lam và biết tận dụng trí thông minh cha mẹ nhé!
2. Cậu bé mũi dài
Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài,vì thế mọi người gọi cậu là: “Bé mũi dài”
Một buổi sáng đẹp trời, tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim Họa Mi hót véo von. Bé Mũi dài nhìn thấy vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua sắc khác nhau: Hoa Hướng Dương vàng rực, Hoa Hồng, Hoa Cẩm Chướng đỏ tươi.
Chú bé nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả,những quả táo chín đỏ, thơm nức. Chú vội vàng leo lên cây để hái nhưng… chú không trèo lên được vì vướng phải cái mũi dài của mình. Bực quá chú nói: “Ước gì cái mũi của tôi biến mất, tôi chẳng cần cái mũi, tôi chỉ cần cái miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời, cũng chẳng cần có tai làm gì cả”.
Lúc đó chú Ong, cô Họa Mi đứng gần đó, thấy vậy đều ngạc nhiên nói:
– Tại sao bạn không cần mũi? Đối với tôi mũi rất cần, có mũi tôi mới có thể thở được, ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa.
Lúc đó chim Họa Mi bay đến chỗ Mũi dài nói:
– Nếu bạn không có tai thì làm sao nghe được tiếng hót của tôi và những âm thanh kỳ diệu xung quanh.
Các cô hoa cũng rung rinh nói:
– Nếu bạn không có mắt bạn có nhìn thấy những màu hoa rực rỡ của chúng tôi không?
Bé mũi dài nghe xong hốt hoảng thấy mình không thể thiếu chúng được. Từ đó cậu luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ gìn đôi mắt, cái mũi… không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.
Ý nghĩa câu truyện:
Sau khi cha mẹ đọc xong cho bé câu truyện về cậu bé mũi dài, hãy để con nhận thức ra được bài học: bất cứ ai trên đời này cũng có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, phải dạy con không được chê cười những đặc điểm riêng biệt của người khác. Đồng thời phải biết tự trân trọng và giữ gìn, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình.
3. Truyện cho bé: Heo làm bánh trôi
Ngoài trơi, gió bấc thổi ào ào, tuyết rơi trắng xóa phủ dày trên mặt đất. Heo con đang ở nhà một mình đợi mẹ đi làm về.
Tuyết trắng trông giống y như bột nếp mẹ dùng làm bánh trôi, heo con bèn nghĩ thầm: “Mình sẽ lấy tuyết trắng để làm bánh trôi thử xem!”
Thế là heo con chạy ra ngoài, lấy về một bát tuyết sạch, mang vào bếp bắt đầu nặn bánh trôi.
Heo con bọc tuyết bên ngoài đậu đỏ, làm bánh trôi nhân đậu đỏ.
Heo con bọc tuyết bên ngoài đậu xanh, làm bành trôi nhân đậu xanh. Heo con bọc tuyết bên ngoài vừng, làm bánh trôi nhân vừng.
Sau khi nặn xong, Heo con cho tất cả bánh trôi vào trong nồi nước, bắc lên bếp. Rồi Heo con bật bếp lên, cho lửa thật to, đến khi nồi bánh trôi sôi lên sùng sục.
Heo con nghĩ: “Khi mẹ vế, được ăn bánh trôi nóng mẹ sẽ không còn thấy lạnh nữa!”
Heo mẹ đã về đến nhà. heo con hào hứng nói: “Mẹ ơi, con đã làm bánh trôi nước cho mẹ xong rồi ạ, mẹ con mình cùng ăn nhé mẹ ơi!”.
“Con yêu, con biết làm bánh trôi nước cơ à? Con thật là tài giỏi!”. Heo mẹ mở vung nồi ra, nhưng bên trong chỉ toàn là nước đen kitk.
“Ôi, bánh trôi đâu hết rồi? Ai đã ăn vụng mất bánh trôi của con thế?”. Heo con mếu máo trực khóc.
“Không sao đâu con, chúng ta sẽ uống chè bánh trôi, cũng giống như ăn bánh trôi mà!”
Rồi heo mẹ múc ra hai bát chè nóng hổi, nói: “Nào, chúng ta cùng thưởng thức món chè nóng hổi thơm ngon nào!”
Heo mẹ uống một ngụm “chè bánh trôi”, rồi vui vẻ nói: “Ôi ngon quá! Cảm ơn con yêu đã nấu chè bánh trôi cho mẹ!”
Ý nghĩa câu truyện:
Vì sợ mẹ đi làm về đói và lạnh nên em bé Heo đã quyết định làm món ăn trôi nóng cho mẹ ăn, tuy nhiên bột bánh đã tan hết trong nước nhưng Heo mẹ vẫn cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc. Từ câu truyện này, cha mẹ có thể dạy trẻ phải biết yêu thương mọi người xung quanh, nhất là người thân trong gia đình.
Nguồn : bau.vn