Trẻ bị chàm sữa: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Trẻ bị chàm sữa là tình trạng khá phổ biến gây tổn thương cho làn da của trẻ. Sau khi điều trị, chàm sữa vẫn có khả năng tái phát và khó dứt điểm.

Bau.vn sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về biểu hiện, nguyên nhân cũng như cách điều trị khi trẻ bị chàm sữa trong bài viết dưới đây.

Chàm sữa là gì?tre bi cham sua

Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, thường gặp ở trẻ sơ sinh hoặc sau sinh khoảng 6 tháng tuổi. Chàm sữa chính là giai đoạn đầu tiên của chàm thể tạng. Tình trạng phổ biến nhất ở trẻ bị chàm sữa chính là xuất hiện nốt hồng trên hai má rồi lan tay chân hoặc cơ thể trẻ. Sau đó, những nốt hồng sẽ dần phát triển thành mụn nước màu đỏ khiến da bé nứt ra và tiết dịch, đồng thời xuất hiện vảy và bong tróc.

Chàm sữa sẽ biến mất khi trẻ được khoảng 2-4 tuổi. Tuy nhiên, đến độ tuổi này mà bệnh chàm sữa của trẻ vẫn chưa khỏi thì khả năng cao là bệnh sẽ kéo dài, dễ tái phát rồi phát triển thành bệnh chàm thể tạng. Bệnh chàm ở trẻ tuy không lây lân nhưng sẽ gây khó chịu cho bé cũng như khó điều trị nếu như để lâu.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chàm sữatre bi cham sua

Cho tới thời điểm hiện tại, các bác sĩ vẫn chưa thể biết được chính xác rằng nguyên nhân gây nên bệnh chàm sữa ở trẻ là do đâu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, bệnh chàm ở trẻ có thể là do một số nguyên nhân dưới đây:

  • Trẻ sơ sinh có cơ địa bị dị ứng bởi cha mẹ có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng da,…
  • Ảnh hưởng từ chế độ ăn của mẹ cũng có thể gây ra bệnh chàm sữa đối với những bé bú mẹ.
  • Bệnh chàm sữa ở trẻ có thể là do ảnh hưởng của thời tiết, môi trường sống hay lông của vật nuôi. Bên cạnh đó, nếu đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh cẩn thận cũng có khả năng dẫn đến chàm sữa ở trẻ.

Cách nhận biết trẻ bị chàm sữatre bi cham sua

  • Xuất hiện những đốm đỏ trên mặt, hai bên má rồi sau đó lan ra khắp người ở trẻ từ khoảng 6 tháng trở lên.
  • Biểu hiện ban đầu chính là những nốt mẩn đỏ, sau đó dần chuyển thành mụn nước nhỏ gây nứt da đồng thời xuất hiện tình trạng đóng vảy và bong tróc.
  • Vùng da bị chàm thường khá thô ráp và có vảy li ti. Bên cạnh đó, vùng da bị chàm cũng luôn bị khô và căng, cảm giác như da bé sắp có vết nứt.
  • Vị trí bị chàm thường ở mặt, cổ, khuỷu tay, trên mu bàn tay hoặc cổ tay.
  • Trong một số trường hợp, trẻ có thể có thêm các biểu hiện của hen suyễn và viêm mũi dị ứng.
  • Vùng da bị chàm khiến trẻ khó chịu. Hãy chú ý không cho trẻ gãi nếu không sẽ dễ dẫn tới tình trạng mụn nước bị vỡ, chảy máu.

Cách điều trị bệnh chàm sữa ở trẻtre bi cham sua

Chàm sữa là loại bệnh do cơ địa dị ứng. Bởi vậy, kho điều trị các bác sĩ sẽ ưu tiên làm bình thường hóa làn da, kéo giãn thời gian lành bệnh ở trẻ và giảm nguy cơ tái phát.

Chàm sữa ở trẻ rất khó điều trị dứt điểm và cũng dễ tái phát. Do đó, khi phát hiện bệnh, bố mẹ không nên tự ý chữa trị theo cách riêng để tránh những hậu quả không tốt cho con trong tương lai. Bên cạnh đó, bệnh chàm sữa diễn biến theo nhiều giai đoạn và mức độ biểu hiện cũng rất khác nhau. Vì thế, chỉ áp dụng một cách điều trị sẽ không có kết quả khả quan mà nên áp dụng nhiều phương pháp đi kèm.

Nguồn : bau.vn

  • Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Vi chất dinh dưỡng – “chìa khóa vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện

    Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối là chìa khóa để trẻ em phát triển khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, bên cạnh các nhóm chất dinh dưỡng chính như protein, chất béo, carbohydrate, nhiều bậc phụ huynh vẫn thường bỏ qua vai trò quan trọng của các vi chất dinh dưỡng – “những người hùng thầm lặng” đối với sự tăng trưởng và miễn dịch của trẻ.
  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.