Trẻ bị cứt trâu da đầu có phải do mẹ vệ sinh không tốt, làm cách nào để sạch 

Trẻ bị cứt trâu trên đầu là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ. Vì thế các mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này không phải do mẹ vệ sinh da đầu của con kém. Hãy tham khảo các cách chữa cứt trâu đơn giản mà hiệu quả sau đây.

Trẻ bị cứt trâu trên đầu là một hiện tượng khá phổ biến ở trẻ. Vì thế các mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này không phải do mẹ vệ sinh da đầu của con kém. Hãy tham khảo các cách chữa cứt trâu đơn giản mà hiệu quả sau đây.

Dấu hiệu nhận biết đầu trẻ bị cứt trâu

– Trên đầu trẻ bị cứt trâu xuất hiện vảy đóng thành mảng

Bé khó chịu, quấy khóc, hay cho tay lên gãi đầu

– Một số vùng da đầu sưng tấy đỏ

– Mang tai và chân mày cũng xuất hiện váng đóng nứt nẻ

Trẻ bị cứt trâu da đầu là tình trạng da đầu bé đóng thành từng mảng bám, nứt nẻ

Trẻ bị cứt trâu da đầu là tình trạng da đầu bé đóng thành từng mảng bám, nứt nẻ

Nguyên nhân của việc trẻ bị cứt trâu, do vệ sinh kém đúng không?

– Do tuyến bã nhờn ở nang lông hoạt động mạnh. Khi bã nhờn tiết ra nhiều, kết dính lại tạo thành các mảng bám trên da đầu bé. Các bà các cụ xưa hay gọi là cứt trâu.

– Nguyên nhân của hiện tượng này không liên quan đến quá trình vệ sinh chăm sóc trẻ. Tuy nhiên việc vệ sinh kém có thể khiến tình trạng này trở nên nặng hơn, dai dẳng không dứt.

Một số biện pháp chữa trị hiệu quả cho trẻ bị cứt trâu 

– Đầu tiên bỏ mũ của con ra. Trong thời gian bị con không nên đội mũ để tránh ra mồ hôi gây ngứa. Đối với ngày bình thường nếu nhiệt độ ấm hơn 16 độ các mẹ cũng không cần đội mũ cho con để cho xương đầu của bé phát triển. 

– Sử dụng dầu oliu hoặc vaseline để trị cứt trâu. Trước khi bé đi ngủ mẹ thoa dầu lên đầu con, có thể ủ thêm cái khăn màn mỏng. Hôm sau những mảng cứt trâu bong ra mẹ hãy dùng bàn chải có sợi mềm để lấy chúng ra. Mẹ cũng có thể gội đầu cho bé nhưng nhớ hãy gãi thật nhẹ nhàng.

Nếu không xử trí kịp thời các mảng cứt trâu này sẽ lan ra những vùng khác như lông mày, mang tai

Nếu không xử trí kịp thời các mảng cứt trâu này sẽ lan ra những vùng khác như lông mày, mang tai

– Tắm và gội đầu cho bé bằng sữa tắm chuyên dùng cho trẻ nhỏ. Loại sữa có độ ph thấp, an toàn cho da nhạy cảm. Trước khi gội 30 phút bôi dầu oliu để các mảng bám mềm ra. Khi gội mẹ nhớ gãi thật nhẹ để không làm tổn thương thóp của con.

Các mẹ tuyệt đối không được lấy móng tay mình hay các vật sắc nhọn khác để cạy các mảng cứt trâu ra. Làm vậy sẽ khiến da đầu con bị rách, nhiễm trùng.

Cách phòng bệnh cứt trâu da đầu ở trẻ nhỏ

– Không cần đội mũ cả ngày cho trẻ vì sẽ gây bí và ẩm tạo điều kiện cho bệnh sinh sôi, phát triển. Chỉ cần đôi khi thời tiết lạnh. Thỉnh thoảng phải bỏ mũ ra và lựa chọn loại mũ làm từ vải cotton mềm mại, thoáng mát đội cho con.

– Hàng ngày phải tắm gội cho con sạch sẽ. Sau khi tắm lau thật khô phần tóc, có thể dùng một chiếc lược mềm để chải đầu cho con. Tốt nhất nên dùng dầu gội thì mới loại bỏ được bã nhờn, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trẻ bị cứt trâu da đầu là điều bình thường, không nguy hiểm vì thế mẹ không cần lo quá

Trẻ bị cứt trâu da đầu là điều bình thường, không nguy hiểm vì thế mẹ không cần lo quá

Thông thường các trẻ đều gặp phải tình trạng cứt trâu. Hầu hết các trường hợp sẽ tự hết sau vài tuần. Nhưng có những trường hợp nặng kéo dài 1,2 năm. Những mảng cứt trâu lan rộng xuống vùng cổ, gáy. Thậm chí xảy ra tình trạng mưng mủ. Khi đó các mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế để được điều trị.

Trên đây bài viết đã giới thiệu về tình trạng trẻ bị cứt trâu nguyên nhân và cách khắc phục. Hy vọng các mẹ đã kịp ghi nhớ và thực hiện. 

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Tiềm ẩn nhiều nguy hại của sữa giả: Mối đe dọa âm thầm cho sức khỏe cộng đồng

    Sữa – từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng “vàng” cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đang lớn đến người già cần bồi bổ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay, sữa giả đang ngày càng tinh vi, len lỏi vào cả các kệ hàng quen thuộc mà người tiêu dùng khó nhận biết. Đằng sau vẻ ngoài “tưởng như thật” ấy là vô vàn rủi ro sức khỏe mà ít ai ngờ tới.
  • Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Chăm con 1 tuổi không khó nếu mẹ hiểu điều này về dinh dưỡng

    Bước sang mốc 1 tuổi, trẻ không chỉ bắt đầu tập đi, học nói mà còn chuyển dần từ chế độ ăn dặm sang ăn cùng gia đình. Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền tảng cho thói quen ăn uống và sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ trong tương lai. Vậy làm thế nào để xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ 1 tuổi? Dưới đây là hướng dẫn chi tiết dành cho cha mẹ.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.
  • 6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    6 cách chữa rôm sảy ở trẻ khi thời tiết nắng nóng vào mùa hè

    Rôm sảy là tình trạng phố biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt thường gặp nhiều nhất khi vào mùa hè. Tìm hiểu cách chữa rôm sảy ở trẻ với bài viết sau!
  • Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Trẻ em suy dinh dưỡng vì thiếu đạm và năng lượng: Mối nguy âm thầm nhưng nghiêm trọng

    Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng lo ngại tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Một trong những dạng phổ biến nhất là suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein - năng lượng (Protein-Energy Malnutrition - PEM), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch của trẻ.
  • Bệnh

    Bệnh "mở khóa đầu" ở trẻ sơ sinh và những điều cần biết

    Khi trẻ sơ sinh xuất hiện vùng rãnh thóp trên đầu, nhiều người quan niệm bé bị mở khóa đầu. Vậy thực chất căn bệnh này là gì?