Trẻ chậm nói cha mẹ cần làm gì để động viên con?

Nhiều cha mẹ sốt ruột khi thấy trẻ chậm nói, dù đã 3-4 tuổi nhưng chỉ bập bẹ nói vài từ, không nói được một câu hoàn chỉnh

Khi trẻ đã đến tuổi biết đi, biết nói nhưng chưa thể thực hiện được khả năng đó khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, đối với trẻ chậm nói bố mẹ càng sốt sắng hơn vì lo sợ ảnh hưởng đến việc diễn đạt ngôn từ về sau. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì đã có Bau.vn bên cạnh giải quyết vấn đề này cùng bạn.

Nếu không phát hiện sớm tình trạng trẻ chậm nói thì hậu quả như thế nào?

Các nghiên cứu cho rằng nếu độ tuổi từ 2-4 mà trẻ không có khả năng nói trong tương lai thì chúng có thể phát triển theo các hướng sau:

  • Khoảng 20-30% trẻ sẽ hoàn toàn không tự khắc phục được chứng chậm phát triển ngôn ngữ của mình. Những em bé này sẽ gặp khó khăn về giao tiếp ngôn ngữ sau này. Vì thế, những đứa trẻ này cần được phát hiện và can thiệp sớm để cải thiện khả năng giao tiếp và ngôn ngữ, đọc, viết.
  • Còn lại, có khoảng 70-80% trẻ chậm nói đến thời điểm nhất định sẽ bắt kịp các bạn cùng trang lứa trong khoảng thời gian đi học. Bé sẽ cải thiện kỹ năng nói, phát âm của mình nhờ môi trường học và được tiếp xúc với bạn bè.

tre cham noi

Trẻ chậm nói sẽ gặp một số vấn đề ngôn ngữ như đọc viết, trẻ sẽ khó am hiểu từ vựng, ngữ pháp và khó phát âm theo những quy tắc chung. Điều đáng lưu ý hơn là những hạn chế này có thể kéo dài cho đến khi trẻ đến tuổi vị thành niên.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng não của những đứa trẻ từ 3-5 tuổi chậm nói không thể xử lý thông tin mà chúng nghe được một cách dễ dàng như đứa trẻ khác. Do đó, chứng chậm nói có thể cản trở sự phát triển ngôn ngữ và khả năng đọc viết của các con sau này.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ chậm nói?

1. Bố mẹ hãy trò chuyện cùng con

Nếu con bạn là trẻ chậm nói, bạn cần tích cực bên cạnh trò chuyện cùng con để giác quan của trẻ được hoạt động. Bên cạnh đó, khi trò chuyện cùng bạn, trẻ sẽ học được thêm nhiều từ vựng khi nghe bạn nói. Hãy cố gắng sử dụng nhiều từ đơn nghĩa, dễ hiểu, câu ngắn để con nắm bắt và bắt chước một cách từ từ.

tre cham noi

Đặc biệt, bạn nên chỉnh sửa những từ con bị nói ngọng hoặc chưa hiểu nghĩa một cách thường xuyên. Việc này không chỉ kích thích sự rèn luyện tiềm thức mà còn giúp trẻ nhớ lâu hơn. Ví dụ, nếu trẻ chưa biết nói hoặc chỉ nói được một từ một lần, bạn nên dạy con bằng cách ghép các từ đơn lẻ thành cụm từ có nghĩa để dễ nhớ.

Quan trọng, bạn cần có sự kiên nhẫn và khéo léo, không nên nóng vội mà bắt ép học quá nhiều sẽ tạo tâm lý lo sợ và áp lực cho trẻ. Từ đó, trẻ sẽ sợ nói hơn.

2. Kết hợp với ngôn ngữ cơ thể

Đối với trẻ chậm nói, bạn nên kết hợp ngôn ngữ với động tác diễn tả để con tưởng tượng và cảm nhận tốt hơn. Vì bé gặp khó khăn về cảm nhận ngôn nhưng nhưng không có trở ngại về tư duy trí não nên bạn có thể kết hợp hỗ trợ.

tre cham noi

Thực tế cho thấy, ngôn ngữ ký hiệu đóng vai trò như công cụ tuyệt vời để khiến trẻ nói hoặc nói nhiều hơn. Một khi học được sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể, con sẽ cố gắng giao tiếp nhiều hơn vì đó là cách đơn giản để bày tỏ ý niệm, cảm xúc của bản thân.

Bạn hãy ở bên cạnh động viên, sát cánh cùng con thay vì ép buộc con quá nhiều. Tâm lý, tinh thần ảnh hưởng rất nhiều đến việc con học nói nhanh hay không. Hãy bên cạnh con như người bạn để con không thấy lạc lõng, ba mẹ nhé!

 

Nguồn : bau.vn

  • Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla là món khoái khẩu của nhiều trẻ em nhờ vị ngọt ngào, béo ngậy. Tuy nhiên, đằng sau những viên kẹo hấp dẫn là mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là men răng và nướu – hai yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hàm răng đang phát triển của trẻ.
  • Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Tuổi dậy thì là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cơ thể trẻ có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường. Nếu không được bổ sung đúng và đủ dưỡng chất, trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề như chậm phát triển chiều cao, dễ mệt mỏi, nổi mụn, rối loạn nội tiết hoặc rối loạn kinh nguyệt.Dưới đây là 6 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong thực đơn hằng ngày của trẻ dậy thì:
  • Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều loại thực phẩm tiện lợi, bắt mắt lại đang âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ em ăn thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và các bệnh mãn tính về lâu dài.
  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.