Trẻ em còi xương suy dinh dưỡng và những điều mẹ nên biết

Bài viết sẽ giúp mẹ có các kiến thức về trẻ còi xương, suy dinh dưỡng như: phân biệt trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng, những dấu hiệu trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, những thực phẩm hỗ trợ,...

Những điều mẹ nên biết về trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng:

Phân biệt trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị còi xương

Trẻ em bị suy dinh dưỡng

Đây là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng của trẻ. Do đó biểu hiện của những trẻ bị suy dinh dưỡng thường có số đo về cân nặng hoặc chiều cao thấp hơn trẻ bình thường. Có thể đi kèm theo bệnh còi xương hoặc không.

Những nguyên nhân dẫn đến bệnh này ở trẻ đó chính là các bà mẹ hoặc người thân chưa có đủ kiến thức về dinh dưỡng. Cho các bé ăn bổ sung quá sớm hoặc quá muộn. Hoặc thức ăn không đảm bảo về chất lượng, cai sữa sớm, trẻ bị nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính,… Hoặc do hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: trẻ đẻ nhẹ cân, trẻ bị các dị tật bẩm sinh, chăm sóc trẻ sai khoa học, trẻ biếng ăn.

Trẻ em còi xương suy dinh dưỡng và những điều mẹ nên biết 1

Trẻ em bị còi xương

Đây là tình trạng trẻ thiếu hụt vitamin D và làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa Ca, P. Nguyên nhân chính dẫn đến trẻ hay bị mắc bệnh này. Đó là không cung cấp đủ nhu cầu về Ca, P cho nhu cầu phá triển của trẻ. Dẫn đến những tổn thương ở xương. Một điều đặc biệt là kể cả những đứa bé bụ bẫm vẫn có thể bị còi xương bởi nếu như các mẹ không cung cấp đủ lượng Ca, P nhiều hơn so với trẻ bình thường.

Trẻ em còi xương suy dinh dưỡng và những điều mẹ nên biết 2

Những dấu hiệu của trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng

Những trẻ hay bị còi xương suy dinh dưỡng thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hoặc hay bị giật mình khi đang ngủ.

Ngoài ra có thể ra nhiều mồ hôi, xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy và tạo thành hình vành khăn.

Trẻ còn có biểu hiện táo bón, chậm phát triển vận động, răng của trẻ mọc chậm hơn so với bình thường,… Xương của trẻ thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, bướu trán dô, đầu bẹp như cá trê,…

Một dấu hiệu nữa mà các ba mẹ không nên bỏ qua đó chính là chân của trẻ thường bị cong chữ X và chữ O.

Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng thì phải làm sao?

Việc ba mẹ nhanh chóng điều trị trẻ em còi xương suy sinh dưỡng là hết sức cần thiết, nhanh chóng, kịp thời. Bởi nếu như không điều trị kịp có thể gây đến những ảnh hưởng sau này cho trẻ. Ngoài ra trẻ có thể mắc dị tật, không phát triển bình thường được.

Việc đầu tiên các ba mẹ phải nên làm có là cần đi khám bác sỹ dinh dưỡng để tìm ra được một chế độ ăn thật hợp lý. Các ba mẹ hãy đến các bệnh viện lớn, các chuyên gia đầu ngành để có được những pháp đồ điều trị tốt nhất cho trẻ.

khám bác sĩ

Việc thứ hai các ba mẹ có thể sử dụng một số phương pháp đã được chứng minh thực tiễn như:

Các ba mẹ hãy cho chân, tay, lưng và bụng của các bé lộ ra trong vòng 10-15 phút vào buổi sáng trước 9h và buổi chiều sau 5 giờ.

Các ba mẹ có biết tại sao nên cho trẻ suy dinh dưỡng còi xương đi tắm nắng không. Đó chính là do dưới da của trẻ có sẵn tiền vitamin D. Và dưới tác dụng của tia tử ngoại ánh sáng mặt trời thì các tiền vitamin D này sẽ được hoạt hóa chuyển thành vitamin D. Giúp điều hòa chuyển hóa và hấp thụ canxi, photpho tốt hơn hẳn. Để có thể chuyển hóa thành vitamin D tốt nhất thì các bộ phân của bé phải được tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Nếu qua vải hoặc quần áo thì không còn có tác dụng.

cho trẻ tắm nắng

Việc thức ba các ba mẹ nên bổ sung cho bé một số loại thuốc thường dùng như:

Thuốc Calcium Corbiere, ống 5ml gồm có: 0.55g Calci glucoheptonat, 0.05g Vitamin C, 0.025g Vitamin PP.

Thuốc Aquadetrim Vitamin D3 có: Cholecalciferol 15.000 IU/ml (1ml khoảng 30 giọt).

Bạn nên cho bé sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ và tuyệt đối không sử dụng vitamin D quá liều nhé.

Việc thứ tư các ba mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm chuyên dụng đặc biệt chữa trị còi xương cho bé.

Các thực phẩm hỗ trợ cực tốt cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Các ba mẹ bên tăng protein, dầu mỡ một số loại chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) để giúp các bé nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng. Giúp bé ăn tốt và tăng cân khỏe mạnh.

Một số loại thực phẩm cực tốt cho bé mà các ba mẹ nên lưu ý như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua, dầu lạc, dầu đỗ, dầu vừng,sữa chua, chuối,… và một số vi khuẩn tốt cho đường ruột của trẻ,…

Hy vọng qua bài viết này các mẹ sẽ hiểu rõ hơn về cách chữa trị cho trẻ bì còi xương, suy dinh dưỡng.

Nguồn : bau.vn