Trẻ uống sữa bị tiêu chảy nguyên nhân do đâu và cha mẹ nên làm gì?

Có nhiều trường hợp trẻ uống sữa bị tiêu chảy, khi đó cha mẹ nên tiếp tục cho con uống hay dừng lại? Bài viết dưới đây của Bau.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề chi tiết hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ uống sữa bị tiêu chảy. Phổ biến nhất trong số đó có thể kể đến là do cơ thể của bé bị dị ứng với các thành phần có trong sữa; bố mẹ sử dụng loại sữa mà cơ địa của bé không có khả năng dung nạp được đường Lactose…Những lúc như thế, bố mẹ cần làm gì?

Nguyên nhân trẻ uống sữa bị tiêu chảy?

1. Do không dung nạp Lactose

Trên thực tế, đường Lactose được xem là thành phần rất phổ biến có trong các sản phẩm từ sữa. Theo đó, lactose có khả năng cung cấp glucose giúp tái tạo năng lượng cho não bộ của bé, và toàn bộ cơ thể của bé yêu.

Không chỉ vậy, lactose còn được xem là thành phần quan trọng có khả năng giúp các vi khuẩn có lợi phát triển, qua đó tạo điều kiện tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lactose được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ uống sữa bị tiêu chảy. Mà cụ thể là do cơ thể bé yêu không thể dung nạp được lactose có trong sữa.

tre uong sua bi tieu chay

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tình trạng cơ thể bé yêu không thể dung nạp được lactose chính là tình trạng cơ thể không còn khả năng chuyển hoá cũng như hấp thụ đường lactose. Điều này khiến cơ thể của bé yêu bị dư thừa lactose. Sau đó, các chất này về lâu dài sẽ bắt đầu chuyển đổi thành acid Lactic, với các biểu hiện lâm sàng thường thấy chính là tiêu chảy, bé cảm thấy chướng bụng, hoặc vùng quanh hậu môn bị ửng đỏ lên.

2. Dị ứng với sữa là nguyên nhân khiến trẻ uống sữa bị tiêu chảy

Bên cạnh nguyên nhân bất dung nạp lactose, việc các trẻ uống sữa bị tiêu chảy còn có thể đến từ nguyên nhân trẻ bị dị ứng với các thành phần có loại sữa mà bé đang uống.

Nguyên nhân này thường xảy ra ở những trẻ nhỏ ở độ tuổi dưới 12 tháng. Theo thống kê, phần lớn các bé ở độ tuổi này thường dị ứng đạm sữa bò.

tre uong sua bi tieu chay

Thông thường, những triệu chứng của dị ứng sữa có thể xuất hiện chỉ sau 1 hoặc 2 giờ sau khi trẻ sử dụng loại sữa đó. Lúc này, cơ thể của các bé sẽ thường bị nổi mẩn đỏ, kèm theo biểu hiện buồn nôn, nôn và tiêu chảy dữ dội. Đối với những bé trong khoảng 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa còn rất yếu, bố mẹ có thể sẽ thấy bé đi ngoài ra máu hoặc nhầy nguy hiểm.

Theo các chuyên gia, tình trạng này diễn ra do cơ thể của bé yêu xem protein có trong sữa như là một kháng thể lạ. Và để trung hoà được các protein này, cơ thể của các bé buộc phải tiết ra IgE. Theo đó, các loại protein gây nên sự nhầm lẫn này chính là Casein và Whey, thường được phát hiện khi sữa đông vón lại.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy do uống sữa?

Đầu tiên, để hạn chế tối đa tình trạng trẻ uống sữa bị tiêu chảy, các mẹ nên cẩn thận ngay từ khâu chọn sữa. Theo đó, khi chọn sữa cho các bé yêu, mẹ cần chọn các loại sữa phù hợp với thể trạng, điều kiện sức khỏe, cơ địa và độ tuổi của bé. Việc này sẽ giúp bé yêu hạn chế tối đa được tình trạng khó tiêu dẫn đến rối loạn tiêu hoá do uống sữa gây ra.

Đối với những bé yêu đang trong thời gian bú mẹ, mẹ cần tiếp tục cho bé bú sữa. Lúc này, mẹ chú ý không nên để bé yêu kiêng ăn hay giảm bữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, điều này không những kéo dài thời gian tiêu chảy, mà còn khiến trẻ tăng khả năng gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng.

Đặc biệt, việc nuôi con bằng sữa mẹ được xem là phương pháp quan trọng giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng, trẻ em khi bú mẹ sẽ ít có khả năng tiêu chảy hơn uống sữa bò.

Trong trường hợp các bé đang gặp phải tình trạng bất dung nạp đường lactose, các mẹ nên đặc biệt chú ý lựa chọn loại sữa không có lactose trong thành phần để bé sử dụng. Theo đó, các mẹ cần duy trì điều này cho đến khi trẻ ngừng tiêu chảy hẳn.

tre uong sua bi tieu chay

Song song đó, bố mẹ cũng nên chú ý bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn hàng ngày của bé yêu, do không có lactose cơ thể bé yêu sẽ không thể hấp thụ và chuyển hoá canxi. Theo các chuyên gia tình trạng này sẽ kéo dài từ trung bình từ 1 đến 2 tuần, cho đến khi khi các tế bào ruột phục hồi và sản xuất được men Lactose.

Đối với bé bị dị ứng sữa bò, mẹ cần áp dụng chế độ ăn kiêng hợp lý cho bé. Theo đó, khi bé yêu bắt đầu uống loại sữa mới, các mẹ nên cho bé làm quen bằng cách chia nhỏ bữa, giúp bé dần thích nghi. Trong lúc đo, nếu thấy bất kỳ phản ứng của cơ thể sau khi uống sữa, bố mẹ cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để nhận được can thiệp kịp thời.

Và trên đây là những nguyên nhân khiến trẻ uống sữa bị tiêu chảy. Hy vọng bố mẹ sẽ xác định được rõ nguyên nhân của bé, và từ đó áp dụng phương pháp cải thiện hợp lý, giúp bé yêu luôn phát triển khỏe mạnh, an toàn.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla là món khoái khẩu của nhiều trẻ em nhờ vị ngọt ngào, béo ngậy. Tuy nhiên, đằng sau những viên kẹo hấp dẫn là mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là men răng và nướu – hai yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hàm răng đang phát triển của trẻ.
  • Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Tuổi dậy thì là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cơ thể trẻ có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường. Nếu không được bổ sung đúng và đủ dưỡng chất, trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề như chậm phát triển chiều cao, dễ mệt mỏi, nổi mụn, rối loạn nội tiết hoặc rối loạn kinh nguyệt.Dưới đây là 6 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong thực đơn hằng ngày của trẻ dậy thì:
  • Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều loại thực phẩm tiện lợi, bắt mắt lại đang âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ em ăn thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và các bệnh mãn tính về lâu dài.
  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.