Triệu chứng và hướng điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Số ca trẻ tử vong vì bệnh sốt xuất huyết tăng lên mỗi năm đã và đang trở thành nỗi lo của nhiều cha mẹ. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu các triệu chứng và hướng điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ để biết biết cách phòng bệnh và điều trị kịp thời.

Theo con số thống kê của tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có tới 22.000 người tử vong do sốt xuất huyết. Trong đó, số trẻ em tử vong chiếm đa số vì bệnh dễ tiến triển nặng hơn so với người lớn. Vậy bố mẹ cần làm gì để bảo vệ bé yêu nhà mình khỏi bệnh sốt xuất huyết ở trẻ? Bài viết này của Bau.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin triệu chứng, hướng điều trị khi bé bị sốt xuất huyết và cách phòng ngừa để có hướng đối phó với bệnh kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

benh sot xuat huyet o tre

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một dạng bệnh truyền nhiễm cấp tính. Virus này thường lây truyền qua vật chủ trung gian là muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus.

Virus gây sốt xuất huyết bao gồm 4 chủng loại, lần lượt là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Một người có thể bị nhiễm bệnh khi bị muỗi vằn cái (có chứa virus dengue) đốt lên da. Sốt xuất huyết có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 8 – 11 ngày tùy từng trường hợp.

Khi muỗi đốt lên da, nếu là người chưa mắc thì virus sẽ thâm nhập vào máu. Ngược lại, nếu người bị đốt đã nhiễm virus trước đó thì virus sẽ được truyền sang muỗi. Thông thường, một người sau khi được điều trị khỏi sốt xuất huyết thì hệ miễn dịch sẽ có khả năng chống lại loại virus đã gây bệnh. Tuy nhiên, người đó vẫn có thể mắc phải bệnh sốt xuất huyết do 3 chủng loại còn lại.

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nguy hiểm hơn so với người lớn vì sức đề kháng của trẻ yếu hơn.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ qua từng giai đoạn

Giai đoạn sốt (giai đoạn khởi phát)

benh sot xuat huyet o tre

Đây chính là giai đoạn đầu tiên khi bệnh bắt đầu khởi phát. Ở giai đoạn này, trẻ nhiễm bệnh sẽ có hiện tượng sốt cao (từ 39 – 40ºC) liên tục và đột ngột trong 2 – 5 ngày đầu. Giai đoạn này nhiều bậc cha mẹ hay nhầm lẫn với cảm cúm hoặc sốt virus thông thường. Tuy nhiên hãy theo dõi các dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình đi kèm với sốt cao:

  • Trẻ quấy khóc nhiều
  • Trẻ chán ăn
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Có hiện tượng xuất huyết ở lỗ chân lông
  • Chảy máu chân răng
  • Nhức đầu
  • Đau hốc mắt
  • Đau nhức các cơ và khớp

Giai đoạn nguy hiểm

benh sot xuat huyet o tre

Vào ngày thứ 3 – 7 của quá trình nhiễm bệnh được xem là giai đoạn nguy hiểm hơn cả. Giai đoạn này trẻ có thể đã hạ sốt, tuy nhiên lúc này virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể…

Ngoài ra, ở giai đoạn này, bé còn có các biểu hiện như:

  • Dịch tràn phổi khiến bé sưng phù ở bụng
  • Xuất huyết nghiêm trọng dưới da hoặc nội tạng
  • Phù nề vùng ổ mắt
  • Tiểu ra máu hoặc ít đi tiểu
  • Chảy máu mũi
  • Tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp
  • Da lạnh ẩm, đầu chi lạnh
  • Hay khát nước

Giai đoạn hồi phục

Sau giai đoạn nguy hiểm từ 48 – 72 giờ, bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Cơ thể trẻ sẽ được cải thiện và phục hồi dần với những biểu hiện như đi tiểu nhiều hơn, có cảm giác thèm ăn và huyết áp ổn định hơn.

Hướng điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ

Hạ sốt đúng cách

Nên cho bé uống thuốc hạ sốt Paracetamol (liều chỉ định 10 – 15mg/kg) nếu sốt cao trên 38.5ºC. Sau 4-6 giờ vẫn không hạ sốt thì tiếp tục cho bé uống hạ sốt.

Đồng thời, cha mẹ cần thường xuyên giúp trẻ hạ nhiệt cơ thể bằng cách chườm khăn ấm ở trán, nách, bẹn để tránh tình trạng sốt cao gây co giật.

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trẻ khi bị sốt xuất huyết cơ thể mệt mỏi nên thường sẽ chán ăn. Bó mẹ có thể chia thành các bữa ăn nhỏ để trẻ dễ ăn hơn.

Bổ sung nước

Mất nước là điều khó tránh khỏi khi trẻ bị sốt xuất huyết thường xuyên trong tình trạng thân nhiệt cao. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung thêm nước, bố mẹ có thể cho trẻ uống nước trái cây, nước lọc hoặc dung dịch oresol bù điện giải.

Biến chứng nguy hiểm

Nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.

  • Sốt li bì không thuyên giảm
  • Dùng thuốc hạ sốt nhưng vẫn sốt cao liên tục trong 2 ngày
  • Thường xuyên đau bụng
  • Tay chân lạnh
  • Da bầm, môi tím tái

Nguồn : bau.vn

  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.
  • Sự

    Sự "tàn nhẫn" đầy yêu thương: Cách dạy con khiến trẻ trưởng thành vượt trội

    Trong tình yêu thương vô bờ dành cho con, nhiều bậc cha mẹ luôn cố gắng bảo vệ con khỏi mọi va vấp và tổn thương. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục hiện đại, sự “tàn nhẫn” có chọn lọc của cha mẹ trong cách dạy con lại có thể là bước ngoặt giúp trẻ trưởng thành và thành công hơn trong tương lai.Vậy “tàn nhẫn” ở đây có nghĩa là gì? Và tại sao điều tưởng như đi ngược với bản năng làm cha mẹ này lại trở thành một bí quyết giáo dục đáng suy ngẫm?
  • Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành – “thực phẩm vàng” hay nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ?

    Đậu nành từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tim mạch, nội tiết và làn da. Tuy nhiên, khi nói đến trẻ em – đối tượng có hệ tiêu hóa và nội tiết chưa hoàn thiện – nhiều bậc cha mẹ băn khoăn: Liệu ăn đậu nành có thực sự tốt cho trẻ? Có ảnh hưởng gì đến sự phát triển sinh lý hay không? Hãy cùng tìm hiểu sự thật qua bài viết dưới đây.
  • Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè an toàn, năng động cho bé: 6 điều cha mẹ cần làm

    Kỳ nghỉ hè là khoảng thời gian các bé được tạm rời sách vở, thỏa sức vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, không ít bậc phụ huynh băn khoăn làm sao để con có những ngày hè thật sự bổ ích, vừa khỏe mạnh, vừa tránh xa các thiết bị điện tử. Dưới đây là 6 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp trẻ năng động, khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng trong suốt mùa hè.
  • Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Làm thế nào để biết con bạn có khả năng phát triển vượt trội

    Để nhận ra tiềm năng phát triển vượt trội ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào một số quan sát tinh tế và tín hiệu sớm dưới đây: