Những dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Vì vậy bố mẹ cần nắm rõ các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ để kịp thời điều trị và tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng.

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường có biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau và diễn biến phức tạp.

Sốt xuất huyết là gì?

sot xuat huyet o tre

Theo Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Virus Dengue xâm nhập từ người bệnh sang người lành thông qua vết muỗi đốt từ muỗi vằn truyền bệnh có tên khoa học là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.

Bệnh xảy ra ở tất cả các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, bệnh lưu hành phổ biến ở cả 4 miền Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên, kể cả ở thành thị và vùng nông thôn. Sốt xuát  xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, nhất là vào các tháng 7, 8, 9, 10.

Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ

sot xuat huyet o tre

Bệnh sốt xuất huyết có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng có 3 giai đoạn là:
– Giai đoạn sốt: Trẻ mắc bệnh thường khởi phát bệnh với sốt cao đột ngột, thời gian sốt từ 2 – 7 ngày, kèm theo những biểu hiện chán ăn nôn buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau khớp, đau 2 hốc mắt, chấm xuất huyết dưới da. Vào thời điểm này, những triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng và khó phân biệt với sốt virus thông thường.
– Giai đoạn nguy hiểm: Từ ngày thứ 3 – 7 của bệnh, trẻ bắt đầu hạ sốt khoảng 37,5 – 38°C hoặc thấp hơn, một số bệnh nhi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo như lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, gan to, hoặc một số trường hợp diễn tiến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện tay chân lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp hoặc không đo được. Tất cả những trường hợp trên cần phải được nhập viện ngay và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu để tình trạng sốc kéo dài, bệnh nhi có thể tổn thương nhiều cơ quan, có thể dẫn đến tử vong.
– Giai đoạn hồi phục: Sau 24 – 48 giờ của giai đoạn nguy hiểm, lúc này trẻ đã bắt đầu hết sốt, tình trạng cải thiện nhiều, biểu hiện thèm ăn, huyết áp ổn định hơn và tiểu nhiều hơn. Khi xét nghiệm máu sẽ thấy số lượng bạch cầu tăng lên nhanh, số lượng tiểu cầu dần trở về mức bình thường, nhưng thường chậm hơn so với bạch cầu.

Phân biệt sốt virus và sốt xuất huyết ở trẻ

sot xuat huyet o tre

Sốt virus

Sốt virus ở trẻ thường xuất hiện những dấu hiệu như sau

  • Sốt cao đột ngột 39 – 40°C
  • Đau cơ bắp: Khi bị sốt virus, một số trẻ có biểu hiện đau nhức khắp mình mẩy, đau tập trung ở cơ bắp.
  • Đau đầu, quấy khóc, li bì: Thường gặp ở trẻ nhỏ, biểu hiện quấy khóc không rõ nguyên nhân, tuy nhiên một số trường hợp mặc dù bị đau đầu nhưng bé vẫn tỉnh táo.
  • Phát ban da: Thường xuất hiện từ 2 – 3 ngày sau khi bị sốt (đến khi xuất hiện ban thì bé đỡ sốt hơn).
  • Các dấu hiệu khác: Như chảy nước mắt, đỏ mắt, đau mắt, nhiều gỉ mắt,… khiến cho tầm nhìn của bé bị mờ đi.
  • Khó thở, co giật: Một số trẻ nhỏ bị sốt virus nghiêm trọng, có triệu chứng co giật liên hồi, kèm khó thở, thở dốc.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường xuất hiện những dấu hiệu nặng hơn so người lớn. Bởi vì trẻ bị sốt xuất huyết dễ dẫn đến sốc và tái sốc nên rất nguy hiểm nếu không xử lý kịp thời.

Như phần trên của bài viết, sốt xuất huyết thường trải qua 3 gia đoạn với những dấu hiệu khác nhau. Những dấu hiệu sốt xuất huyết giai đoạn đầu có thể dễ bị nhầm lẫn với sốt virus. Tuy nhiên, biểu hiện của sốt xuất huyết đặc trưng chủ yếu ở các biểu hiện như: xung huyết trên da, phát ban dạng chấm dưới da (dấu hiệu xuất huyết), chảy máu chân răng.

Đối với trẻ em, biểu hiện sốt xuất huyết là cơn sốt cao đột ngột, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, đau khắp mình mẩy, đau nhức ở hốc mắt, niêm mạc xung huyết, phát ban dạng chấm dưới da, có thể kèm theo chảy máu chân răng. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị chảy máu nội tạng, suy hô hấp, suy tuần hoàn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, đối với sốt virus thông thường, hết sốt là lúc bệnh thuyên giảm. Tuy nhiên sốt xuất huyết lại khác, hết sốt mới là giai đoạn nguy hiểm nhất cần được khám bệnh và theo dõi sát sao.

Nguồn : bau.vn

  • Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Thiếu vitamin A nguy hiểm ra sao với trẻ em và phụ nữ sau sinh?

    Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là với trẻ nhỏ và phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng thiếu vitamin A vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển và sức đề kháng của trẻ, cũng như quá trình hồi phục sau sinh của người mẹ. Vậy tại sao vitamin A lại quan trọng đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu.
  • 3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    3 bí quyết khiến bé thích uống sữa mà mẹ không ngờ tới

    Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện, cung cấp canxi, protein, vitamin và khoáng chất cần thiết. Tuy nhiên, nhiều bé lại không thích uống sữa vì vị nhạt hoặc ngán ngấy. Làm sao để bé vui vẻ uống đủ sữa mỗi ngày mà không cần ép? Hãy thử ngay 3 tuyệt chiêu “đánh lừa” vị giác dưới đây để bé yêu thích sữa hơn nhé!
  • Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Con phát triển toàn diện nhờ ăn uống đúng – Cha mẹ đã làm đúng chưa?

    Chế độ dinh dưỡng trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể chất, trí tuệ và thói quen ăn uống lâu dài của trẻ. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại với sự bủa vây của thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt và đồ ăn nhanh, nhiều bậc cha mẹ đang gặp khó khăn trong việc xây dựng một thực đơn lành mạnh và cân bằng cho con. Vậy thế nào là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em? Bài viết này sẽ cung cấp những nguyên tắc nền tảng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng nên biết.
  • Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Nhân tướng học trẻ em: Nét mặt tiết lộ điều gì về vận mệnh và sức khỏe?

    Từ lâu, nhân tướng học phương Đông đã xem khuôn mặt như “tấm bản đồ” phản ánh vận mệnh, tính cách và sức khỏe của một con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ, một số nét tướng nhất định được cho là có thể hé lộ phần nào về tương lai, sức khỏe và may mắn trong cuộc đời. Tuy không mang tính tiên đoán tuyệt đối, nhưng việc quan sát những đặc điểm này giúp cha mẹ hiểu con hơn và có hướng nuôi dạy phù hợp.Dưới đây là những nét tướng phổ biến thường được nhắc đến trong dân gian và nhân tướng học:
  • Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Những vi chất dinh dưỡng nào cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ ?

    Sự phát triển toàn diện của trẻ – cả về thể chất, trí tuệ và hệ miễn dịch – phụ thuộc rất lớn vào việc bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng trong giai đoạn vàng từ 0 đến 6 tuổi. Đây là lúc cơ thể trẻ phát triển nhanh nhất, não bộ hình thành mạnh mẽ và cũng là thời kỳ dễ thiếu hụt vi chất nhất nếu không chú ý.Dưới đây là những vi chất quan trọng nhất bố mẹ cần bổ sung hợp lý qua chế độ ăn và/hoặc sản phẩm bổ sung cho trẻ:
  • Làm sao để trẻ yêu rau xanh? Cha mẹ nhất định phải biết 7 mẹo này

    Làm sao để trẻ yêu rau xanh? Cha mẹ nhất định phải biết 7 mẹo này

    Không ít cha mẹ gặp khó khăn khi con nhỏ thường xuyên từ chối ăn rau – một phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và phát triển trí não. Vậy làm sao để trẻ yêu thích rau hơn mà không ép buộc hay biến bữa ăn thành “cuộc chiến”? Dưới đây là 7 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả giúp cha mẹ “đưa rau vào bụng trẻ” một cách nhẹ nhàng và vui vẻ hơn.