Mồ hôi trộm là cách gọi dân dã, chỉ mồ hôi tiết ra từ cơ thể bé sơ sinh trong lúc ngủ, nhất là vào ban đêm. Loại mồ hôi này thường toát ra ở các vị trí đầu, trán, nách, háng, bàn tay, bàn chân, nhất là vùng lưng mà không phải do thời tiết nóng bức hay do trẻ quẫy đạp quá nhiều.
Vậy nguyên nhân nào khiến bé con đổ mồ hôi trộm dẫn đến bị cảm lạnh? Mẹ có thể tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.
Làm lỗ chân lông nở ra, tạo điều kiện cho virus cảm lạnh thâm nhập
Thủ phạm gây cảm lạnh chính là virus rhino. Virus này có mặt trong không khí và bụi bẩn, sẵn sàng thâm nhập vào cơ thể bé con khi có cơ hội. Khi bé ra mồ hôi trộm, lỗ chân lông sẽ giãn ra và bề mặt da ẩm ướt. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho virus rhino tấn công, gây ra chứng cảm lạnh khiến bé yêu bị ốm.
Làm ẩm chăn mền tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động
Mồ hôi trộm không chỉ khiến cơ thể bé luôn trong trạng thái ẩm ướt mà còn ảnh hưởng đến khu vực ngủ của bé. Từ chăn, ga, gối, nệm cho tới giường cũi đều dễ nhiễm nấm, mốc và vi khuẩn do mồ hôi ẩm ướt thấm vào. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các mầm bệnh tấn công bé con đấy mẹ ạ.
Thấm ngược vào cơ thể, làm bé bị nhiễm lạnh
Khi trẻ đổ mồ hôi vào ban đêm, nếu mẹ không lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào da làm giảm nhiệt cơ thể khiến bé dễ bị nhiễm lạnh.
Khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc dẫn đến lười ăn, khó tăng cân
Mồ hôi trộm gây ướt át, bết dính khiến bé cưng ngứa ngáy, khó chịu, ngủ không ngon giấc. Nếu tình trạng này kéo dài, bé con sẽ mệt mỏi, lười bú dẫn đến việc quấy khóc, khó tăng cân. Tất cả những điều này đều làm suy yếu hệ miễn dịch, từ đó khiến bé con dễ bị cảm lạnh.
Gây mất nước và muối khoáng dẫn đến cơ thể suy yếu khiến bé dễ nhiễm cảm lạnh
Mồ hôi trộm ra nhiều khiến bé bị mất nước và muối khoáng. Điều này làm suy yếu sức đề kháng, khiến khả năng miễn dịch của bé kém hơn, từ đó dễ bị virus gây cảm lạnh tấn công hơn.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/truy-tim-nguyen-nhan-khien-tre-bi-ra-mo-hoi-trom-khi-ngu-a196429.html