Vai trò của kẽm trong khả năng sinh sản của cả hai giới

Có thể nói dinh dưỡng chính là nền tảng quyết định mọi vấn đề về sức khỏe của con người, trong đó có cả việc sinh sản. Chính vì lẽ đó, nhiều người cũng thắc mắc rằng nên ăn hay bổ sung dưỡng chất gì để việc thụ thai dễ dàng hơn.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ nữ muốn mang thai cần kiểm tra nồng độ kẽm trước 3 tháng để biết chắc rằng mình có đang bị thiếu hụt dưỡng chất này hay không. Bởi vì vai trò của kẽm là rất quan trọng trong khả năng sinh sản.

Vai trò của kẽm trong khả năng sinh sản ở nữ giớivai tro cua kem trong kha nang sinh san

Giúp cải thiện khả năng sinh sản

Mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể là điều có thể gây nên ảnh hưởng rất lớn đối với việc thụ thai. Nếu như nồng độ các hormone bao gồm testosterone, estrogen và progesterone được tối ưu sẽ có thể hỗ trợ khả năng sinh sản tốt thì kẽm chính là mảnh ghép quan trọng để hiện thực hóa điều này.

Sự có mặt của khoáng chất kẽm trong cơ thể cũng có liên quan đến chức năng sinh sản  ở nữ giới. Sau khi trứng rụng thì phải được chuyển qua ống dẫn trứng thành công để đến được tới tử cung rồi sau đó quá trình thụ tinh mới có thể diễn ra. Trong suốt hành trình trứng di chuyển qua ống dẫn trứng, duy trì mức dịch nang trong ống dẫn trứng thích hợp là một việc vô cùng quan trọng. Khoáng chất kẽm chính là chìa khóa giúp cho quá trình này diễn ra suôn sẻ.

Dù cho tất cả những bước trong quy trình trên có thể thông qua, nhưng điều quan trong đầu tiên chính là cơ thể phải sản xuất một lượng trứng đáng kể. Đồng thời trứng phải đủ khỏe để khả năng thụ tinh có thể nâng cao hơn. Trong đó, kẽm cũng là chất dinh dưỡng có khả năng  tăng chất lượng cho trứng.

Với tất cả những lợi ích kêt trên thì việc cân nhắc bổ sung kẽm vào chế độ dinh dưỡng để chuẩn bị mang thai là điều hoàn toàn cần thiết.

Sẽ ra sao nếu phụ nữ bị thiếu kẽm?

Có rất nhiều lý do làm cho phụ nữ bị vô sinh. Trong đó, phổ biến nhất là sự xuất hiện của u xơ. Kẽm là khoáng chất có khả năng kiểm soát những khối u xơ này. Tuy nhiên, nếu như cơ thể bạn thiếu hụt kẽm, những khối u có thể viêm rồi gây cản trở khả năng thụ thai thành công.

Dựa trên tình hình thực tế, rất nhiều báo cáo cho thấy sự liên quan giữa thiếu hụt kẽm trong chế độ dinh dưỡng và sẩy thai ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân là vì kẽm đóng vai trò quan trọng trong bước đầu của sự phát triển ở thai nhi, đặc biệt là với sự phát triển tế bào, hỗ trợ miễn dịch. Chính vì thế, thiếu kẽm có thể dẫn tới sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con nhẹ cân cùng các vấn đề khác trong khi mang thai, chuyển dạ và sinh nở.

Vai trò của kẽm trong khả năng sinh sản ở nam giớivai tro cua kem trong kha nang sinh san

Giúp cải thiện khả năng sinh sản

Kẽm là khoáng chất vô cùng quan trọng đối với sức khỏe sinh sản của nam giới. Nó ảnh hưởng đến sự trao đổi chất nội tiết tố và tham gia vào chức năng của tuyến tiền liệt đồng thời hình thành nên tinh trùng.

Một trong những vai trò quan trọng của kẽm trong khả năng sinh sản của nam giới chính là sự sản xuất tinh trùng. Thực tế, mỗi lần nam giới xuất tinh sẽ khiến cơ thể tiêu tốn khoảng 5mg kẽm (tương đương 1/2 lượng kẽm cơ thể nam giới hấp thụ được trong một ngày). chính vì thế hầu hết các trường hợp suy giảm lượng tinh trùng đều có cùng lý do là thiếu hụt kẽm.

Không phải tất cả tinh trùng đều có thể tiếp cận trứng thành công vì nó còn phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc và hình dạng của chúng. Bên cạnh đó, tinh trùng di chuyển kém là một trong những lý do gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới. Có thể nói rằng kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tăng khả năng di chuyển và sức bền của tinh binh khi chúng bơi tới trứng để thụ tinh.

Kẽm trong cơ thể nam giới tập trung chủ yếu ở tinh dịch và tuyến tiền liệt. Do đó, thiếu hụt kẽm trong cơ thể cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng phì đại tuyến tiền liệt. Ngoài ra, kẽm cũng là khoáng chất có khả năng nâng cao việc sản sinh ra loại protein có tác dụng ngăn ngừa cadmium – một tác nhân gây ung thư tuyến tiền liệt.

Sẽ ra sao nếu nam giới bị thiếu kẽm?

Tình trạng thiếu kẽm ở phái mạnh sẽ có thể dẫn đến nhiều rối loạn khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề sinh sản. Cụ thể là khi cơ thể thiếu hụt kẽm thì các tinh trùng được sản sinh sẽ thiếu đi các cấu trúc cần thiết bao gồm đầu và đuôi để có thể di chuyển đến trứng. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt kẽm cũng có thể dẫn đến thiếu sót trong thông tin di truyền của tinh trùng.

Nguồn : bau.vn