Vẹo cổ ở trẻ em có thể phát sinh khi bé trải qua việc chào đời một cách khó khăn hoặc do tư thế nằm không đúng trong bụng mẹ. Nếu trẻ có dấu hiệu vẹo cổ không được điều trị đúng lúc có thể gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc và nghiêm trọng hơn là bị dị tật suốt đời.
Vẹo cổ ở trẻ
Vẹo cổ hay còn gọi là tật cổ xoay là tình trạng đầu trẻ bị nghiêng sang một bên và cằm lại nghiêng theo hướng ngược lại. Khi một đứa trẻ được sinh ra trong tình trạng này có nghĩa bé đã bị tật vẹo cổ bẩm sinh.
Cơ sternocleidomastoid (SCM) bị kéo căng. Cơ SCM là một cơ nối xương ức và xương đòn hộp sọ. Cơ SCM hiện diện cả hai bên đầu. Khi một cơ co, nó sẽ kéo cổ về hướng bên đó trong khi cơ còn lại thì giãn ra.
Một số triệu chứng dễ nhận thấy ở trẻ thường liên quan tới việc quay đầu như đầu bị nghiêng sang một bên, bé thường nhìn qua một bên vai thay vì xoay đầu để quan sát, trẻ xoay đầu khó khăn và thích bú một bên vì cảm thấy khó chịu khi phải bú bên còn lại.
Nguyên nhân trẻ vẹo cổ
1. Vẹo cổ bẩm sinh
Đây là tình trạng khi sinh ra đã có và thường phát triển trong 3 tháng đầu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
Thai ngôi mông
Mông của bé được sinh ra đầu tiên. Do đó, cổ có thể bị kéo căng và mắc kẹt ở ống sinh. Quá trình sinh khó khiến cơ SCM rách, chảy máu và bầm tím bên trong.
Chấn thương trong quá trình sinh
Trong quá trình sinh, nếu trẻ bị mắc kẹt trong ống sinh thì cá bác sĩ sẽ phải can thiệp để giúp trẻ không bị ngạt cũng như giảm đau đớn cho người mẹ. Các bác sĩ sẽ dùng kẹp forcep hoặc giác hút để hỗ trợ đưa trẻ ra ngoài. Việc can thiệp bằng lực có thể khiến cơ SCM của trẻ bị chấn thương gây vẹo cổ.
2. Trẻ vẹo cổ do bệnh lý
Lệch mắt
Trẻ sinh ra cơ SCM vẫn khỏe mạnh và có mắt bị lệch khiến trẻ khó khăn trong việc nhận biết khoảng cách và chiều sâu. Việc cố gắng để nhìn rõ sẽ khiến bé phải nghiêng đầu, lâu ngày khiến cơ SCM bị căng ra, dẫn đến vẹo cổ.
3. Vẹo cổ bộc phát
Trẻ sơ sinh thường ngủ nghiêng đầu trong thời gian dài, trẻ có thể nghiêng đầu về một bên liên tục từ vài giờ cho đến vài ngày. Nếu điều này diễn ra khi trẻ buồn ngủ, mất phương hướng sẽ dẫn đến vẹo cổ nghiêng đầu. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở trẻ dưới 1 tuổi và biến mất khi trẻ được 5 tuổi.
Triệu chứng vẹo cổ ở trẻ
Triệu chứng vẹo cổ nghiêng đầu ở trẻ rất dễ nhận biết. Trẻ bị mắc bệnh này sẽ nghiêng đầu về một bên, vận động cổ rất hạn chế. Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết của bệnh còn có một khối u nhỏ hay vết sưng ở cổ.
Trẻ bị vẹo cổ nghiêng đầu bẩm sinh thường được chẩn đoán trước khi trẻ được 2 tháng tuổi. Vẹo cổ bẩm sinh có thể dẫn đến chứng méo đầu do tư thế, nguyên nhân là trẻ thường xuyên nằm nghiêng về một bên.
Triệu chứng vẹo cổ nghiêng đầu cụ thể gồm: Trẻ thường nghiêng đầu về một bên, chỉ bú một bên, chuyển động đầu giới hạn, có khối u nhỏ ở cổ.
Các biến chứng khi trẻ bị vẹo cổ
Đầu lép
Chứng vẹo cổ có thể gây ra chứng đầu lép vì việc nằm nghiêng một bên khi ngủ quá lâu có thể khiến đầu bé bị thon và dẹt.
Rối loạn xương
Những bé bị chứng vẹo cổ sẽ có nguy cơ bị các vấn đề về xương. Nguyên nhân là do đầu bị nghiêng sang một bên, các phần khác của cơ thể sẽ sắp xếp không bình thường. Điều này khiến xương kết hợp không chính xác, dẫn đến các biến chứng về xương như loạn sản xương khuỷu, bàn chân khoèo…
Không đối xứng trên khuôn mặt
Tính bất đối xứng này xảy ra khi một bên của khuôn mặt quá khác với bên còn lại. Bởi khi bé có xu hướng nghiêng đầu theo một bên, cơ mặt sẽ sắp xếp sai.
Điều trị vẹo cổ vật lý
Có khá nhiều cách đơn giản có thể giúp kéo dài và phát triển các vùng cơ bị yếu ở trẻ bị vẹo cổ. Chẳng hạn, cách ôm con cho ăn đúng hay nên đặt con vào nôi như thế nào để khuyến khích bé di chuyển sang hướng yếu hơn của mình.
Ngoài ra, trong quá trình chơi đùa hay khi bé ngủ, cha mẹ sẽ tiếp tục thực hiện một số bài tập uốn nắn và kéo dài một cách chủ động và thụ động để thúc đẩy quá trình cân bằng trong cơ thể trẻ.
Bệnh này tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu cha mẹ chủ quan sẽ khiến trẻ mang tật suốt đời. Ngoài ra, nó có thể thay đổi gương mặt bé cũng như một số vấn đề sức khỏe sau này. Điều trị kịp thời chứng vẹo cổ ở trẻ sơ sinh là cách để cha mẹ ngăn ngừa những biến chứng có thể xảy ra. Vì thế, nếu nghi ngờ bé đang gặp phải tình trạng này hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị sớm.
Nguồn : bau.vn