Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh hay còn gọi là nhiễm trùng hậu sản là tai biến thường gặp nhất trong 5 tai biến sản khoa. Hiện nay, y học đã tiến bộ hơn, việc điều trị kháng sinh cũng như điều kiện sinh hoạt đã được nâng cao vì vậy nhiễm khuẩn sau sinh nặng cũng được cải thiện nhưng vẫn có thể gặp ở những vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

1. Nguyễn nhân gây nhiễm trùng vết mổ lấy thai

Tất cả các vi khuẩn thông thường như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, các vi khuẩn yếm khí… đều có thể gây bệnh nhiễm trùng vết mổ đẻ.

Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị - ảnh 1

Mức độ nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào sức khỏe của sản phụ, tùy theo độc tính của vi khuẩn và tính kháng kháng sinh của chúng, tùy theo bệnh được phát hiện và điều trị sớm hay muộn.

2. Tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng vết mổ sau sinh thực sự là một điều đáng lo ngại, nếu không được quan tâm chú ý đúng mức, tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ cơ thể của sản phụ, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, thậm chí có nguy cơ tử vong. Sinh mổ không phải lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ sản khoa, mổ đẻ chỉ được chỉ định khi mẹ hoặc thai có nguy cơ về sức khỏe.

3. Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Sau khi đẻ mổ nếu thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường dưới đây thì hãy ngay lập tức đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Sốt: đây sẽ là dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm trùng sau khi mổ đẻ và triệu chứng này sẽ kéo dài trong suốt một thời gian dài. Nhiệt độ cơ thể tăng lên đến 38 độ C sẽ rất khó để hạ sốt, do đó người bệnh không được chủ quan.
  • Mùi hôi: Vết mổ có mùi hôi cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng. Do đó ngay khi nhận thấy vị trí vết mổ có mùi hôi thì ngay tức khắc đến các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị.
  • Xuất hiện các triệu chứng giống cúm: Ngay khi vừa mới sinh xong cơ thể người mẹ không thể khỏe mạnh như bình thường nhưng nếu thấy có các dấu hiệu như kiệt sức, đau đớn, các triệu chứng sẽ dần nghiêm trọng hơn như cúm hoặc thấy cơ thể ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ thể, nhức đầu chắc hẳn bạn đang bị nhiễm trùng vết rạch.

Vết mổ sau sinh bị nhiễm trùng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị - ảnh 2

Dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh như thế nào

  • Vết mổ nóng ran: Ban đầu vết mổ sau sinh sẽ có cảm giác nóng ran và đỏ ửng, tuy nhiên nếu sau một thời gian dài mà các triệu chứng không được thuyên giảm mà mức độ trở nên nghiêm trọng hơn thì chắc hẳn là bạn đang bị nhiễm trùng vết mổ sau sinh và cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
  • Tăng tiết dịch: Vết mổ tiết dịch hoặc có mủ vàng đó chính là dấu hiệu nhiễm trùng. Đôi khi có các dịch chảy ra từ vết mổ nhưng nếu tần suất nó chảy ra nhiều hơn thì không nên bỏ qua triệu chứng này.
  • Sưng: Chỗ vết rạch bị sưng hoặc chân cũng bị sưng cũng là dấu hiệu của nhiễm trùng vết mổ sau sinh. Bên cạnh đó vùng bụng dươi đặc biệt là xung quanh vết mổ, ngực bị cương đau.
  • Đối với những người mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ mắc nhiễm trùng vết mổ sẽ cao hơn bình thường và có các dấu hiệu nhận biết khi bị nhiễm trùng lá tấy đỏ và vết mổ không liền sẹo được.

Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên thì ngay lập tức báo cho các bác sĩ chuyên khoa biết và có hướng điều trị kịp thời.

4. Điều trị nhiễm trùng vết mổ sau sinh

Bình thường sau khi sinh, tử cung sẽ co hồi dần, sản dịch ra ít, nhạt màu dần và hết hẳn sau 2 tuần. Nếu sau khi sinh 3 – 4 ngày, sản phụ còn sốt 38 – 39 độ C, tử cung co hồi chậm, sản dịch ra ít như bị ứ lại hoặc có mùi hôi, ấn vào tử cung di động, tử cung đau thì phải nghĩ tới nhiễm khuẩn sau sinh. Nếu nhiễm khuẩn vết mổ sau sinh tại tầng sinh môn và âm hộ, nên rửa sạch tầng sinh môn, âm hộ bằng nước sát khuẩn, cắt chỉ sẽ được thực hiện sớm nếu có khâu tầng sinh môn và thường dùng kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân.

Hầu hết các nhiễm trùng vết mổ lấy thai sau sinh có thể được điều trị bằng kháng sinh. Loại kháng sinh còn tùy thuộc vào mức độ nhiễm khuẩn cũng như tác nhân gây bệnh. Liền sẹo vết mổ sau sinh là một quá trình phức tạp trải qua 4 giai đoạn chồng lấp lên nhau: giai đoạn xuất huyết và phản ứng viêm, giai đoạn biểu mô hóa, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo. Ngoài điều trị kháng sinh còn phải làm sạch ổ nhiễm khuẩn: Làm sạch buồng tử cung, vết thương tại âm đạo tầng sinh môn, dẫn lưu tiểu khung….

Chăm sóc vết mổ ở sản phụ có cơ địa sẹo lồi cần hết sức kỹ lưỡng, tránh nhiễm trùng, tránh việc căng da quá mức. Thay băng hàng ngày với nước rửa dung dịch Betadin, từ ngày thứ 3 trở đi có thể để hở da và không cần thay băng.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng