Vì sao không nên mang giày dép vào trong nhà?

Không mang giày dép vào trong nhà là thói quen phổ biến ở nhiều nền văn hóa. Mặc dù đây chỉ là truyền thống xã hội nhưng vẫn có một tiền đề khoa học đằng sau lý giải cho vấn đề này.

Vào năm 2008, các nhà khoa học theo dõi đôi giày mới đi của 10 người tham gia nghiên cứu trong 2 tuần. Họ phát hiện vi khuẩn coliform như E. coli xuất hiện nhiều bên ngoài đôi giày. E. coli là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường ruột và đường tiết niệu cũng như viêm màng não…

khong mang giay dep vao nha

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học cũng tìm thấy vi khuẩn Clostridium difficile gây tiêu chảy và có thể gây ra viêm đại tràng trong những đôi giày đó. Điều nguy hiểm là vi khuẩn Clostridium difficile có khả năng kháng với hầu hết các loại kháng sinh. Đặc biệt họ tìm thấy trên giày dép tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus – một trong số những loại vi khuẩn nguy hiểm nhất.

Một vị giáo sư và nhà vi sinh vật học tại đại học Arizona (Mỹ) tên Charles P. Gerba đã nghiên cứu về số lượng và loại vi khuẩn tồn tại dưới đế giày, cho biết những phát hiện này đã khiến ông thay đổi một số hành vi của chính mình. “Nó khiến tôi không còn đặt chân lên bàn của mình nữa”, giáo sư Charles chia sẻ.

khong mang giay dep vao trong nha

Theo Timesnownews, không mang giày dép vào trong nhà giúp giữ không gian trong nhà sạch sẽ và có thể giúp mọi người trong nhà khỏe mạnh hơn. Cụ thể, lợi ích của việc này là:

  • Đảm bảo bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm khác sẽ không vào nhà.
  • Giảm thời gian lau dọn nhà cửa.
  • Bỏ giày bên ngoài giúp giảm khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh bám trên giày khi bạn đã đi bộ ngoài trời, đến nhà vệ sinh công cộng và những nơi có nhiều mầm bệnh.

Do đó, dù không thấy giày dép ở lối ra vào, bạn vẫn luôn cần hỏi chủ nhà có cần phải cởi giày trước khi bước vào không. Tốt nhất bạn không nên mang giày dép vào trong nhà, nếu có trẻ nhỏ bò trên sàn nhà hoặc những người bị dị ứng.

“Trong trường hợp hệ thống miễn dịch bị tổn hại, ví dụ những người bị ung thư đã trải qua cấy ghép nội tạng, bị nhiễm trùng, thì càng cần có nhiều lý do để cởi giày dép khi về nhà”, Giáo sư khoa học y sinh Cuchara nói.

Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe bạn cũng không nên bỏ qua những nguy cơ khác, chẳng hạn: Trong nhà có ai bị ốm không? Có ếch, rùa, rắn hoặc loài động vật nào gần đó có thể mang vi khuẩn salmonella không? Thực phẩm có được bảo quản và chế biến đúng cách không?

Tiến sĩ Aaron E. Carroll , giáo sư Nhi khoa tại đại học Y khoa Indiana ở Indianapolis (Mỹ) cho biết những vật dụng có tác dụng giữ nước và vụn thức ăn, là “ổ chứa” vi khuẩn. Ngoài ra, còn có những đồ vật và bề mặt chúng ta thường xuyên tiếp xúc nhưng hiếm khi được vệ sinh như tiền mặt, thẻ ATM, tay nắm cửa,…Nhìn chung, các chuyên gia nhấn mạnh rửa tay bằng xà phòng và nước vẫn là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất.

Nguồn : bau.vn

  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.
  • 6 tính cách của mẹ gieo thầm yêu thương trong trái tim con

    6 tính cách của mẹ gieo thầm yêu thương trong trái tim con

    Tình yêu của mẹ là một trong những điều thiêng liêng và bền bỉ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng hơn cả những hi sinh thầm lặng hay sự chăm sóc hằng ngày, chính những tính cách đặc biệt của người mẹ sẽ in đậm trong ký ức của con, trở thành những điều mà con yêu thương, biết ơn và mang theo suốt đời.Dưới đây là 6 kiểu tính cách mà bất kỳ người mẹ nào sở hữu cũng đều để lại dấu ấn không thể phai trong trái tim con trẻ.
  • Trẻ làm việc nhà sớm, lớn lên kiếm tiền giỏi hơn – nghiên cứu Harvard chứng minh

    Trẻ làm việc nhà sớm, lớn lên kiếm tiền giỏi hơn – nghiên cứu Harvard chứng minh

    Một nghiên cứu kéo dài hơn 80 năm từ Đại học Harvard – một trong những trường danh giá nhất thế giới – đã chỉ ra một kết luận đơn giản nhưng đầy bất ngờ: những đứa trẻ được giao làm việc nhà từ nhỏ thường thành công hơn trong công việc, kiếm tiền tốt hơn và hạnh phúc hơn khi trưởng thành.Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh suy nghĩ lại về cách nuôi dạy con, khi hiện nay không ít gia đình ngại để con đụng tay vào việc nhà vì "sợ cực" hoặc "con cần tập trung học hành".
  • Khi con lễ phép với người lạ nhưng vô lễ với cha mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Khi con lễ phép với người lạ nhưng vô lễ với cha mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nhiều bậc cha mẹ tự hào khi con mình luôn lễ phép, ngoan ngoãn trước mặt thầy cô, họ hàng, người lạ… nhưng lại không khỏi chạnh lòng khi chính trong gia đình, đứa trẻ trở nên bướng bỉnh, cãi lời, thậm chí hỗn hào với cha mẹ. Tình trạng “ngoan với người ngoài, vô lễ với người nhà” không hiếm gặp và thường bắt nguồn từ chính những sai lầm trong cách nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.