Bài viết này của Bau.vn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc vì sao gọi là tháng củ mật nhé!
Vì sao tháng 12 Âm lịch được gọi là tháng Chạp?
Ở Trung Quốc, Lạp là lễ tế thần vào thời gian cuối năm (tháng 12 Âm lịch) nên còn được gọi là Lạp nguyệt. Việt Nam là quốc gia chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa Trung khá sâu sắc nên trong thời gian này, người Việt thường hay có Giỗ Chạp. Cái tên tháng Chạp được xuất phát từ đây.
Ngoài ra, vào tháng Chạp, người Trung Hoa và người Việt thường đi thăm mộ tổ tiên, mời gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Nhiều gia đình mang con cháu đi lễ mộ và chỉ về phần mộ, nói vai vế và công lao của người trong mộ đối với gia đình, từ đó bày bỏ lòng thành kính và biết ơn.
Tại sao tháng Chạp được gọi là tháng củ mật?
Từ “củ” trong tháng củ mật là cách nói ví von, ẩn dụ. Theo từ Hán Việt thì chúng có nghĩa là đốc trách, xem xét mọi việc xung quanh, đề phòng các hành vi xấu. Từ này cũng có thể bắt nguồn từ thói quen ngày xưa cha ông ta thường nói “củ sát” để nói cần phải kiểm soát mọi vấn đề cẩn thận.
Từ “mật” dịch theo nghĩa “Hán Việt” được hiểu là cẩn mật, bí mật và kín đáo.
Tóm lại, hiểu theo nghĩa Hán Việt thì từ “củ mật” nghĩa là “củ sát cẩn mật”, kiểm soát mọi thứ cẩn thận, xem xét và gìn giữ.
Vào tháng Chạp người xưa hay gọi là tháng củ mật là vì, thời gian này mọi người thường bận rộn với công việc, gia đình, sắm Tết, hoàn thành kế hoạch năm. Chính vì sự bận rộn đó mà lơ là, không cẩn thận, hay bỏ quên đồ đạc, các tài sản vật chất như xe cộ, đồ dùng giá trị… Điều này tạo điều kiện cho trộm cắp thực hiện hành vi, ý đồ trộm, cướp giật của mình. Chính vì lẽ đó, tháng củ mật thường mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người phải cẩn thận hơn, đề phòng hơn để phòng tránh trộm cướp.
Ngoài ra tháng củ mật cũng chỉ nói tới những việc không may, hạn cũ xui xẻo trong tháng cuối năm theo văn hóa tâm linh của người Việt Nam.
Nguồn : bau.vn