Việc nuôi dạy con không bao giờ có chuyện “quá muộn”

Nhiều bố mẹ đã lo lắng, việc nuôi dạy con đến một thời điểm sẽ là quá muộn vì nghĩ rằng con đã lớn, vì con quá bướng bỉnh không thể uốn nắn được nữa. Nhưng nếu suy nghĩ như vậy là sai lầm!

Nuôi dạy con đúng cách sẽ không bao giờ là quá muộn

Người xưa có câu: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Vì vậy, khi trẻ vừa sinh ra bố mẹ  đã nên có phương pháp nuôi dạy con khoa học, tránh tình trạng khi con học lớp 1 vẫn có thói quen nằm ra sàn nhà ăn vạ như lúc 2 tuổi.

nuoi day con

Việc dạy con sẽ không bao giờ là quá muộn, vì vậy bất cứ khi nào bố mẹ nhận ra tầm quan trọng của việc uốn nắn, nuôi dạy con đều rất cần thiết.

Dù con đã lên 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi thì cha mẹ cũng có thể lấy đó là vạch xuất phát, bởi nếu bố mẹ có dũng khí thay đổi thì trẻ cũng sẽ sẵn sàng tiếp nhận.

Vậy bố mẹ cần thay đổi những gì? Bố mẹ chính là người gần gũi con hằng ngày vì vậy sẽ rất hiểu con mình có tính cách như thế nào. Và sẽ hiểu được trẻ sẽ có cảm nhận như thế nào về cuộc sống. Hãy uốn nắn con từ những điều nhỏ nhặt nhất và nên nói từ tốn, nhẹ nhàng, tránh quát mắng hay đánh con.

Bố mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu cho con vì vậy trước tiên muốn dạy con thì bố mẹ hãy tự làm gương. Nếu muốn con dậy sớm vào cuối tuần bố mẹ hãy chủ động dậy sớm. Nếu con quen thói ăn vạ để đòi những món đồ theo ý mình bố mẹ hãy kiên nhẫn nói cho con hiểu và tuyệt đối không thoả hiệp. Như vậy, lần thứ 2, lần thứ 3… dù con có tiếp tục ăn vạ bố mẹ cũng hãy kiên trì cho đến khi trẻ biết rằng dù mình có ăn vạ thì bố mẹ cũng sẽ không đáp ứng yêu cầu. Lần sau, trẻ sẽ biết rằng dù mình có làm như vậy thì cũng không được và trẻ sẽ tự thay đổi.

Bố mẹ nên hiểu con từ những điều nhỏ nhất

Nếu bố mẹ hiểu con bố mẹ sẽ trả lời được những câu hỏi:

– Trẻ có hay cười không?

– Trẻ của bạn có vui vẻ, hoạt bát mỗi ngày không?

– Trẻ có chơi cùng bạn không?

– Trẻ có hay làm nũng cha mẹ không?

– Trẻ có hứng thú, tò mò với các sự vật không?

– Trẻ có thể hiện cái tôi cá nhân và khẳng định cái tôi đó không?

– Khi con nói chuyện có nhìn vào mắt người đối diện không?

– Con có cảm thấy khó chịu khi bị cha mẹ can thiệp quá đà không?

– Trẻ có nhanh vui vẻ trở lại sau khi gặp chuyện vừa ý không?…

Chắc hẳn đa số bố mẹ sẽ đều trả lời được những câu hỏi này. Nếu bố mẹ nào không hiểu rõ con mình thì nên gần gũi với con hơn và quan sát con kỹ hơn. Đối với các bố mẹ đã hiểu con thì cần tiếp tục nuôi dạy con bằng cả trái tim, dành cho con những sự tốt đẹp nhất trong cuộc đời.

Nếu cha mẹ thấu hiểu con mình thì sẽ có thái độ nuôi dạy con thay đổi theo hướng tích cực. Từ sự thay đổi tích cực của cha mẹ cũng sẽ khiến những tính cách ương bướng, ích kỷ của trẻ được thay đổi.

Mỗi đứa trẻ sẽ có một tính cách khác nhau, chỉ cần cha mẹ chú ý quan sát sau đó sẽ có đáp án nên nuôi dạy con theo cách của riêng mình. Khi đã hiểu tính cách của con rồi thì cha mẹ cũng sẽ biết cách tiếp cận con phù hợp với từng cá tính của con mình.

Từ đó cha mẹ cũng sẽ không tạo áp lực cho con và cũng là giảm áp lực cho chính mình. Nếu như mỗi bậc phụ huynh đều hiểu được trẻ mới chính là chủ nhân của cá tính và khí chất của mình, thì sẽ không bao giờ còn có những đòi hỏi ích kỷ rằng trẻ nên theo ý của cha mẹ.

Dù các cha mẹ đang muốn nuôi dạy con trai, nuôi dạy con gái, hay mong muốn nuôi dạy con thông minh thì cũng nên có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Đặc biệt là nên kiên trì và bằng tình yêu thương hết lòng, chắc chắn sẽ thành công!

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng