Vừa ăn xong đi ngủ liền, thói quen xấu ai cũng nên bỏ

Đi ngủ ngay sau khi ăn xong có thể tăng nguy cơ gây ra một số bệnh do cơ thể của mỗi người đều cần có thời gian để tiêu hóa lượng thức ăn đã tiêu thụ. Do đó, bạn nên thay đổi thói xấu này vì nó sẽ để lại hậu quả khôn lường.

Đau dạ dày

Vừa ăn xong đi ngủ liền, thói quen xấu ai cũng nên bỏ - ảnh 1

Ăn xong đi ngủ liền sẽ dễ đau dạ dày

Sau khi ăn xong thường gây cảm giác dễ chịu và buồn ngủ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, việc nằm liền sau khi ăn xong có thể mang lại nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là dạ dày. Việc ăn xong nằm thường khiến dạ dày căng to và khiến cơ hoành bị chèn ép. Từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa. Lúc này, chức năng hoạt động của dạ dày suy giảm khiến thức ăn không được tiêu hóa hết dẫn đến tích khí, gây chướng bụng và ợ hơi. Nếu thói quen này duy trì trong thời gian dài có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày.

Tăng cân

Thông thường, để giảm cân, chúng ta cần đốt cháy lượng calo nạp vào bằng các hoạt động thể dục thể thao hoặc có chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, đối với nhiều người có thói quen ăn xong nằm liền, nhất là vào ban đêm thường có thân hình phì nhiêu vì tăng cân. Nguyên nhân là do lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều và không được chuyển hóa thành năng lượng tích cực có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, ăn xong nằm sẽ khiến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa giảm dần. Khi đó, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ chuyển hóa thành các mô mỡ thừa sẽ tích tụ ở vòng 2 và gây béo bụng.

Đột quỵ

Vừa ăn xong đi ngủ liền, thói quen xấu ai cũng nên bỏ - ảnh 2

Ngủ luôn sau khi ăn sẽ dễ tăng nguy cơ đột quỵ

Theo một nghiên cứu được thực hiện tại khoa Y trường Đại học Hy Lạp, đi ngủ ngay sau khi vừa ăn xong có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Nghiên cứu, tập trung vào 500 người khỏe mạnh – 250 đã từng bị đột quỵ và 250 người được chẩn đoán bị hội chứng mạch vành cấp – đã phát hiện ra rằng những người dành thời gian nghỉ ngơi giữa sau bữa ăn trước khi đi ngủ lâu nhất thì có nguy cơ đột quỵ thấp nhất. Về lý thuyết thì rất khó có thể giải thích vì sao, nhưng họ cho rằng khi acid trào ngược có nhiều khả năng gây ra chứng ngừng thở khi ngủ, gây ra đột quỵ. Một giả thuyết khác là do hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến huyết áp, lượng đường trong máu và lượng cholesterol, khiến bạn có nguy cơ bị đột quỵ cao. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định được điều này.

Ảnh hưởng đến hoạt động của tim

Nhân viên văn phòng thường không có nhiều thời gian nghỉ trưa. Họ thường tận dụng khoảng thời ngắn ngủi đó để ăn và ngủ. Lúc này, khi vừa ăn no, dạ dày sẽ có xu hướng tăng to hơn bình thường, cơ hoành được đẩy lên, dẫn đến chèn ép và cản trở đến hoạt động của tim.

Nguồn : sức khỏe cộng đồng