Khi mang thai, cơ thể phụ nữ bắt đầu có nhiều thay đổi. Các cơ quan nội tạng di chuyển để tạo không gian cho thai nhi phát triển. Điều này đi kèm với những thay đổi về nội tiết tố, gây ra khó chịu và thay đổi nhịp sinh học.
Phụ nữ mang thai thường bị đau ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả lưng dưới, bụng, ngực và dạ dày. Một số phụ nữ bị đau vùng kín (âm đạo) khi mang thai 3 tháng đầu hoặc đôi khi kéo dài trong suốt thai kỳ.
Các loại đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu
Đau âm đạo (đau cửa mình, đau vùng kín) khi mang thai chia thành ba loại.
Đau như cắt
Đau như bị cắt khi mang thai là hiện tượng phổ biến và có thể là do tử cung phát triển về kích thước để chứa thai nhi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Nếu cơn đau xuất hiện trong giai đoạn sau của thai kỳ, bạn nên gọi cấp cứu ngay lập tức vì đó có thể là do nhau thai bị bong ra. Tình trạng này xuất hiện bất cứ lúc nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹĩ, đặc biệt khi cơn đau gia tăng.
Đau như kim châm
Đây là một hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ mang thai. Kiểu đau này thường xảy ra từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, do sự kéo căng của các cơ tử cung. Một lý do khác cho cơn đau này là do mẹ bầu bị đầy hơi. Nếu cơn đau bắt đầu vào khoảng tuần thứ 37, thường là do sắp sinh.
Đau dai dẳng
Đau dai dẳng là một vấn đề phổ biến ở phụ nữ, không chỉ phụ nữ mang thai. Nguyên nhân thường là do viêm nhiễm xảy ra trong ống dẫn trứng hoặc cổ tử cung. Nếu cơn đau thuyên giảm nhanh chóng sau khi điều trị thì không có lý do gì để lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó không ngừng tăng lên, bạn phải đến gặp bác sĩ.
Nguyên nhân gây đau cửa mình khi mang thai
Đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu do rất nhiều nguyên nhân và chúng có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy thuộc vào thời điểm và cường độ. Đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Mở rộng tử cung
Đây là nguyên nhân phổ biến gây đau vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu. Tử cung phát triển về kích thước để có thể chứa thai nhi. Chính điều này tạo ra áp lực lên âm đạo và các cơ xung quanh.
Thay đổi nội tiết tố
Mang thai là thời kỳ có nhiều thay đổi về nội tiết tố. Và điều này có thể gây ra tình trạng khô âm đạo, gây đau, đặc biệt là khi quan hệ tình dục.
Thai nhi phát triển
Khi kích thước của thai nhi trong tử cung tăng lên, các dây chằng ở vùng xương chậu cũng căng ra để thích ứng với sự phát triển. Điều này gây ra sự căng giãn quá mức của các dây chằng và cơ xung quanh âm đạo, dẫn đến cảm giác đau buốt. Trọng lượng của thai nhi cũng có thể đè xuống sàn chậu, gây đau âm đạo.
Nhiễm trùng
Nếu cơn đau ở vùng sinh dục ngoài và âm đạo, nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị. Loại nhiễm trùng phổ biến nhất là nấm candida, dễ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai vì khả năng miễn dịch của họ thấp hơn nhiều. Hơn nữa quá trình điều trị cũng kéo dài, vì thuốc cortisone hiếm khi được kê đơn trong thai kỳ.
Giãn cổ tử cung
Cổ tử cung giãn ra có thể gây đau buốt và rát ở âm đạo. Sự giãn nở diễn ra trong giai đoạn sau của thai kỳ; vài tuần trước khi chuyển dạ. Đây không là nguyên nhân đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở vùng bụng dưới hoặc tăng lên, bạn nên đến gặp bác sĩ.
Sa nội tạng vùng chậu (POP)
POP là tình trạng mà các cơ quan trong hoặc gần khung chậu di chuyển xuống, đôi khi vào âm đạo hoặc trực tràng. Nếu bạn cảm thấy có gì đè nặng lên vùng chậu hoặc cảm thấy có vật gì đó đẩy xuống âm đạo, có thể đó là dấu hiệu của POP. POP điều trị được, nhưng nó có thể gây ra các biến chứng và đau dữ dội nên cần đi khám ngay lập tức.
Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/dau-vung-kin-khi-mang-thai-3-thang-cac-me-nen-chu-y-a180255.html