4 câu nói làm tổn thương trẻ nhưng cha mẹ lại vô tình thường xuyên nói

Những câu nói làm tổn thương trẻ vô tình khiến mối quan hệ giữa con và bố mẹ dần xa cách, thậm chí làm con thiếu tự tin vào bản thân.

Nhiều bậc phụ huynh thường nghĩ rằng con trẻ sẽ không để ý đến lời người lớn nói, nên đôi khi vô tình có những câu nói làm tổn thương trẻ. Bạn nên tránh những câu nói dưới đây để không làm tổn thương trẻ.

1. Câu nói làm tổn thương trẻ- Cấm được cãi

Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ con không được cãi cha mẹ dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào dù đúng hay sai. Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý nhận định câu nói này chỉ khiến trẻ thêm ức chế, bực bội vì không được tôn trọng, lắng nghe.

Thay vì dùng những lời lẽ bực bội, buộc tội nhanh chóng, chúng ta nên dành thời gian lắng nghe vấn đề con đang gặp phải, cho trẻ cơ hội phản biện và phân tích vấn đề. Nếu bạn luôn độc đoán, bảo thủ thì con sẽ không còn tin tưởng mình nữa.

2. Bố mẹ đi làm vất vả là vì con

Có lẽ không ít bố mẹ đã từng vô tình thốt ra câu nói: “Bố mẹ làm tất cả vì con” hoặc “Bố mẹ cực khổ làm việc đều vì con”. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, những gì bố mẹ làm đều chỉ muốn mang đến những điều tốt đẹp cho con mình. Thế nhưng, dưới góc độ của con cái, cách bố mẹ dành tình cảm như thế này chẳng khác gì một chiếc gông cùm nặng nề và con cái trở thành gánh nặng của cha mẹ.

cau noi lam ton thuong tre

Bố mẹ thường xuyên nói câu này sẽ khiến con cái cảm thấy áp lực và cho rằng mình là gánh nặng không có lợi cho sự trưởng thành của chúng. Việc bố mẹ than khổ khi vất vả làm việc khiến con cái cảm thấy tội lỗi và đôi khi tự ti về bản thân, khiến chúng ko được tự do làm những thứ mình muốn.

3. Câu nói làm tổn thương trẻ- Em còn nhỏ, con phải nhường em chứ

Nhiều bố mẹ thường hay nói câu này, ý là anh chị thì phải biết nhường nhịn em. Ý định của câu nói này là muốn xóa bỏ sự tị nạnh giữa 2 đứa trẻ, để chúng có thể thân thiết, gắn bó hơn. Thế nhưng, khi nói ra câu này, con cả sẽ thường cảm thấy bố mẹ không quan tâm tới cảm xúc của mình. Thậm chí, chúng có thể xem em mình như một “kẻ thù” khi bỗng nhiên xuất hiện, giành hết tình cảm của bố mẹ.

cau noi lam ton thuong tre

Trong nền giáo dục truyền thống, con cái thường được dạy dỗ rằng, cần phải yêu thương nhường nhịn em của mình, mọi lỗi lầm mặc nhiên đổ dồn lên con cả. Tuy nhiên, sự nhường nhịn này hoàn toàn phải dựa trên sự tự nguyện, bố mẹ không nên ép buộc con. Mỗi đứa trẻ đều là thiên thần và chúng xứng đáng nhận được tình yêu thương công bằng từ bố mẹ chứ không phải nhường nhịn vô cứ giấu đi cảm xúc của mình.

4. Con nhìn con cái nhà người ta kìa

Hầu hết mọi người ít nhiều đã từng bị bố mẹ mình so sánh với con nhà người ta khi còn nhỏ hoặc kể cả khi đã lớn lên. Tâm lý bị so sánh này là biểu hiện của việc bố mẹ mong muốn con mình trở nên giỏi giang hơn, nhìn vào khuyết điểm để biến thành động lực cố gắng nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế việc so sánh này nếu không khéo léo hoàn toàn phản tác dụng.

Con cái luôn khao khát được bố mẹ hiểu vấn đề của mình và được công nhận. Việc bố mẹ nói những lời trái ngược với suy nghĩ của trẻ khiến chúng có cảm giác bị bỏ rơi, không ai hiểu mình.

Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể duy nhất, không ai giống ai, việc so sánh thực sự rất khập khiễng, thay vào đó hãy cố gắng động viên những điểm tốt của con.

 

Nguồn : bau.vn