Những sai làm cần tránh khi giảm cân sau Tết
1. Không ngủ đủ
Thiếu ngủ là tác nhân của nhiều loại bệnh chứ không riêng gì làm tăng cân. Ngủ không đủ sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn do các hormone điều chỉnh cơn đói bị ảnh hưởng. Chưa kể nó cũng làm chậm quá trình trao đổi chất và nội tiết tố, khiến mỡ thừa khó bị đốt cháy hơn. Vì vậy việc kihông ngủ để giảm cân là sai lầm cần tránh.
Muốn quá trình giảm cân đi đúng hướng, chị em cần phải ngủ đủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm. Tháng đầu tiên ăn kiêng cơ thể chưa thích nghi được nên hãy nghỉ ngơi đúng lúc, không thức khuya để làm việc. Ngủ đủ cũng là cách để cân bằng lại hormone đói, hạn chế cơn thèm ăn vào ngày hôm sau.
2. Ép bản thân ăn những món mình ghét
Lý do hàng đầu khiến bạn ăn kiêng vẫn béo lên chính là không cố gắng hết sức. Đang ăn đủ dinh dưỡng ngon miệng, đột nhiên ép bản thân phải ăn những thứ mình ghét hàng ngày nên ít người chịu nổi, cuối cùng còn ăn nhiều hơn lúc đầu và mập trở lại.
3. Ăn quá nhiều trái cây thay cơm
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ là ăn nhiều trái cây thì sẽ không bị béo hoặc những người bị thừa cân, béo phì lại nhịn ăn cơm, thay bằng trái cây để giảm cân nhưng cân nặng không giảm mà vẫn tăng. Thực tế các loại trái cây chín, nhất là những loại trái cây có vị ngọt có hàm lượng đường cao, khi ăn nhiều thì các loại trái cây này cũng cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng khá lớn.
Phụ nữ, tuyệt đối không ăn hoa quả trừ cơm để giảm béo. Chúng chỉ để lót dạ vào những bữa xế, nhằm hạn chế việc ăn các thực phẩm nhiều calo mà thôi. Bên cạnh đó, chị em cũng nên hạn chế uống nước ép trái cây vì chúng chỉ chứa đường mà không có chút chất xơ nào.
4. Không ăn bữa chính
Giảm cân bằng cách tăng lượng protein cơ thể nạp vào là cách khá dễ dàng. So với việc chỉ ăn hoa quả, rau xanh để giảm cân thì cách này còn có thể tránh được việc giảm cơ, thích hợp dùng để giảm cân trong thời gian ngắn.
Nhưng cách giảm cân này cũng sẽ làm tăng gánh nặng lên gan và thận, thậm chí sẽ xuất hiện tình trạng mỏi mệt, hôi miệng, rối loạn chức năng não, có sự nguy hiểm nhất định. Lượng tinh bột cần được khống chế nhưng không nên bị loại bỏ hoàn toàn.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng