4 việc quan trọng mẹ cần làm khi mang thai vào tháng thứ 8

Vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu cần chú ý vài điều dưới đây để thai nhi phát triển toàn diện và thuận lợi cho quá trình sinh nở.

Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn gần sinh, mẹ cần chú ý hơn đến sức khỏe vì chúng rất quan trọng với thai nhi. Trong thời khắc này, mẹ bầu sẽ phải thực hiện điều chỉnh hàng loạt từ chế độ ăn đến nghỉ ngơi và các hoạt động “làm tổ”.

1. Mang thai tháng thứ 8- Cẩn thận với sinh non

Đối với bà bầu, cần đặc biệt chú ý trong chế độ ăn uống khi mang thai tháng thứ 8 với các thực phẩm nhiều đường, nhiều muối để tránh tăng huyết áp và tiểu đường thai kỳ. Nếu đang là mùa hè nóng nực, mẹ bầu sẽ thích ăn vặt, uống đồ lạnh thậm chí ăn kem nhưng đây là những điều cấm kỵ với bà bầu mang thai tháng thứ 8. Tốt nhất, mẹ nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi vận động để dễ sinh, mẹ nên chọn những bộ môn nhẹ nhàng, không vận động mạnh, quá sức để tránh trường hợp sinh non.

mang thai thang thu 8

2. Cân nhắc việc nghỉ thai sản

Khi mang thai đến gần tháng sinh, lúc này em bé trong bụng ngày càng một lớn khiến bụng mẹ ngày càng to ra. Nếu vẫn cố gắng đi làm vào thời điểm này có thể khiến mẹ bầu bị áp lực công việc và bị suy kiệt cơ thể.

mang thai thang thu 8

Do đó, trong trường hợp bà bầu thường xuyên thấy mệt mỏi khi mang thai thì hãy cân nhắc đến nghỉ thai sản sớm và nghỉ ngơi để tránh trường hợp xấu xảy ra. Tóm lại, khi bước sang giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng, mẹ bầu hãy lên kế hoạch chuẩn bị cho thời gian nghỉ sinh, đó là lựa chọn tốt nhất cho bản thân và an toàn cho thai nhi.

3. Mang thai tháng thứ 8 tránh di chuyển đường dài

Nhiều mẹ bầu bận rộng trong công việc dù đã đến giai đoạn sắp chào đón em bé ra đời. Vì thế, nhiều người có thể muốn tranh thủ đi chơi để nghỉ ngơi, hoặc đi công tác trong giai đoạn này. Tuy nhiên, việc thực hiện một chuyến di chuyển dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và độ an toàn của thai nhi. Bởi trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3, cơ thể của mẹ rất nặng nề và dễ bị hụt hơi, do đó tác động không tốt đến sức khỏe em bé.

mang thai thang thu 8

Nếu để bản thân mất sức sẽ khiến em bé phát triển không được toàn diện, tăng nguy cơ sinh non. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển xa, mẹ nên cầm theo giấy tờ liên quan để sẵn sàng nhập viện nếu có vấn đề gì không may xảy ra.

4. Xoay ngôi thai

Đến tháng thứ 8 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ ràng thai nhi đang ngày một chuyển động kém hơn, sức cử động không còn mạnh mẽ như trước do tử cung chật chội vì kích thích em bé tăng. Lúc này, mẹ có thể đến bệnh viện để kiểm tra vị trí ngôi thai có thuận hay không. Nếu vị trí thai chưa đúng, ngôi thai không thuận thì cần được can thiệp để điều chỉnh lại tư thế thai nhi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

mang thai thang thu 8

Đến ngày dự sinh, nếu vị trí thai nhi bình thường thì có thể sinh thường, còn nếu vị trí không thuận lợi mẹ bầu sẽ có khả năng thực hiện phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn tính mạng cho mẹ và bé. Do đó, mẹ cần đến bệnh viện để được chẩn đoán ngôi thai  sớm nhất có thể.

Trên đây là một số lưu ý khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 cần lưu tâm, hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ trong quá trình chào đón con yêu ra đời.

 

 

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.