5 bước đơn giản dạy trẻ xem đồng hồ mà bố mẹ nào cũng phải biết

Thời gian là một khái niệm trừu tượng, không có hình thù cụ thể như đồ chơi hay có thể nếm được như đồ ăn để trẻ có thể dễ dàng nắm bắt và cảm thấy hứng thú. Do đó việc dạy trẻ hiểu về khái niệm thời gian hay dạy trẻ xem giờ đúng trên đồng hồ là việc đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn của bố mẹ.

Để giúp con hiểu rõ hơn về khái niệm và biết cách quản lý thời gian hợp lý, bố mẹ hãy cùng Bau.vn tham khảo cách dạy trẻ xem đồng hồ qua bài viết dưới đây nhé!

Dạy trẻ đếm số

day tre xem dong ho

Để dạy trẻ xem đầu hồ, đầu tiên bố mẹ nên dạy trẻ đếm số thành thạo từ 1 đến 60. Việc này sẽ mất một thời gian để trẻ có thể ghi nhớ, đếm chuẩn thứ tự của số mà không bị vấp. Vì thế, bố mẹ nên áp dụng việc đếm số vào những công việc thường ngày. Ví dụ: nhờ trẻ xếp 5 quả cam ra đĩa, cùng con đếm số quần áo vừa gấp,… Bằng cách này, trẻ sẽ tiếp cận với các con số một cách dễ dàng hơn.

Khi trẻ đã có thể đếm thành thạo đến 60, hãy bắt đầu tập cho trẻ chia 5 số liên tiếp thành các nhóm nhỏ. Việc chia 60 ra thành 12 phần nhỏ với 5 đơn vị cho trẻ tập đếm sẽ giúp cho trẻ quen được với hệ thống và quy luật số trên đồng hồ.

Làm quen với các buổi trong ngày

day tre xem dong ho

Thay vì lập tức nhắc đến những mốc thời gian cụ thể, bố mẹ hãy dạy cho trẻ ý thức về những khoảng thời gian trong ngày. Ở giai đoạn đầu tiên, bố mẹ có thể bắt đầu sáng và tối. Sau đó, hãy mở rộngdần khái niệm thời gian ra thành các buổi sáng, trưa, chiều, tối và đêm. Bố mẹ có thể gắn liền với những hoạt động trong ngày để trẻ có thể dễ hình dung:

  • Buổi sáng bé thức dậy đánh răng rửa mặt.
  • Buổi trưa bé cùng ăn trưa với gia đình.
  • Buổi chiều bé cùng bố mẹ đi công viên.
  • Buổi tối bé đánh răng rửa mặt xong lên giường đi ngủ.

Dần dần và đều đặn như vậy, bạn có thể dạy trẻ thêm về buổi sáng sớm hay chiều muộn, từ đó giúp trẻ nhận biết rõ hơn về khái niệm các buổi trong ngày.

Cùng trẻ làm đồng hồ thủ công

Thay vì mua một cái đồng hồ to để dạy trẻ xem đồng hồ, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ luyện tập khả năng làm đồ thủ công bằng cách làm một chiếc đồng hồ bằng giấy. Sau khi cắt giấy bìa thành một hình tròn đủ lớn, bố mẹ hãy giúp bé chia đều đồng hồ thành 12 phần, và điền số 1, các số còn lại để bé tự điền đến số 12. Tiếp đó, bố mẹ nhắc lại cho trẻ nhớ bài tập đếm từ 1 đến 60 theo 5 đơn vị/lần và để bé chia các vạch nhỏ biểu tượng cho số giây trên mặt đồng hồ, đồng thời cho trẻ thấy rằng cứ đến đơn vị thứ 5 thì cũng chính là vạch lớn trong bộ số từ 1-12 trước đó. Nhờ vậy, bé có thể hiểu được cấu tạo cơ bản của một chiếc đồng hồ.

Lấy ví dụ về các mốc thời gian quen thuộc

Với mặt đồng hồ thủ công đã làm trước đó, bố mẹ hãy lấy 2 dải giấy, 1 ngắn 1 dài để biểu thị kim giờ và kim phút của đồng hồ. Sau đó, hãy để bé bắt đầu bằng những mốc thời gian có số phút bằng không, ví dụ như 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ… Giữ nguyên kim phút ở số 12, và thay đổi kim giờ ở các mốc thời gian mà bố mẹ muốn cho trẻ luyện tập đọc giờ. Ví dụ: thời gian chiếu bộ phim hoạt hình yêu thích của trẻ vào lúc 7 giờ tối, thời gian ăn trưa của cả nhà là 11 giờ trưa.

Tìm hiểu phút và giây

Sau một thời gian dạy trẻ xem giờ đúng trên đồng hồ và trẻ có thể xem giờ thành thục thì bố mẹ có thể bắt đầu dạy cho trẻ về các đơn vị thời gian nhỏ hơn như giây, phút. Trước hết, bố mẹ hãy dạy trẻ quan sát và phân biệt được các loại kim, kim giây chạy nhanh nhất, kim dài là kim phút, kim ngắn là kim giờ. Sau đó, hãy giải thích cho trẻ hiểu về mối quan hệ giữa 3 loại kim chỉ thời gian này. Trong giai đoạn này, bố mẹ không cần phải giải thích quá chi tiết về cách quy đổi thời gian, vì chúng có thể gây rối cho bé. Chỉ cần để trẻ biết rằng khi kim giây quay được một vòng thì kim phút sẽ dịch 1 lần và khi kim phút quay được một vòng thì kim giờ sẽ dịch chuyển tới số lớn hơn liền kề trên đồng hồ.

Nguồn : bau.vn

  • Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Hiểu con bằng trái tim: Giao tiếp nuôi dưỡng sự gắn kết trong gia đình

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp chính là “chiếc cầu” kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và trẻ. Thế nhưng, không ít bậc phụ huynh thừa nhận rằng: càng lớn, con càng ít nói, thu mình hoặc chỉ trả lời bằng những câu cộc lốc. Vậy làm sao để cha mẹ có thể chạm đến trái tim con một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và hiệu quả? Dưới đây là những bí quyết giao tiếp từ các chuyên gia tâm lý giúp con luôn sẵn sàng chia sẻ và mở lòng.
  • Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa trẻ yếu? Đây là 7 nguyên nhân bạn không nên bỏ qua

    Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ hiện nay gặp phải các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi hay khó tiêu. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này? Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng mà cha mẹ cần lưu ý
  • Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trẻ dùng điện thoại sớm: Lợi bất cập hại? Góc nhìn từ các chuyên gia

    Trong thời đại số hóa, việc trẻ em được tiếp xúc với điện thoại thông minh từ rất sớm không còn là điều hiếm gặp. Từ việc xem hoạt hình, học tiếng Anh, đến gọi video cho ông bà – chiếc điện thoại đang trở thành một “bảo mẫu công nghệ” mà nhiều cha mẹ hiện đại tin dùng. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó là những cảnh báo khoa học đáng suy ngẫm, khiến không ít phụ huynh phải giật mình.
  • Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Những giai đoạn vàng cha mẹ cần tận dụng để trẻ phát triển chiều cao tối ưu

    Chiều cao không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe, sự tự tin và tiềm năng phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết rằng chiều cao của trẻ chịu tác động rất lớn từ những “giai đoạn vàng” trong quá trình phát triển. Nếu bỏ lỡ những thời điểm quan trọng này, việc cải thiện chiều cao sau đó sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể bù đắp.
  • Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Bé gái dậy thì sớm nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào ?

    Rất nhiều cha mẹ lo lắng khi con dậy thì sớm, đặc biệt là bé gái – bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến chiều cao, vóc dáng, mà còn có thể tác động đến tâm lý và sức khỏe sinh sản sau này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để kiểm soát và hỗ trợ quá trình này là chế độ dinh dưỡng hợp lý.
  • Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy- Dấu hiệu nào cần đưa trẻ nhập viện?

    Mùa hè với thời tiết nắng nóng, khó chịu càng làm chất xúc tác gia tăng căn bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Vậy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là gì? Cách phân loại ra sao?