5 sai lầm dạy tập đi cho bé phổ biến của các bố mẹ
1. Tập đi sớm cho con
Sự phát triển của mỗi đứa trẻ phụ thuộc vào môi trường, sự yêu thương, dạy dỗ từ cha mẹ. Không thể xác định chính xác mốc thời gian nào bé sẽ biết đi. Có rất nhiều tác động tới sự phát triển về thể chất của bé. Cha mẹ nên lưu ý không nên dạy tập đi cho bé sớm.
Trẻ tự tập đi sớm có thể ảnh hưởng đến thị lực hay dị tật chân chữ O và chân chữ X,… Dưới 1 tuổi, thị giác chưa hoàn toàn phát triển, nếudạy bé tập đi sớm, bé chỉ chăm chú nhìn những thứ ở xa để lững chững bước đi khiến hạn chế tầm nhìn của bé.
Không tập đi sớm cho bé
2. không đi giày cho con
Để bé đi chân trần trong giai đoạn tập đi là một trong những sai lầm phổ biến mà các mẹ đang mắc phải hiện nay. Khi bé học đi ba mẹ nên chuẩn bị cho con một đôi giày tốt, thỏa mái và có độ ma sát tốt để cho con mang khi học đi trên đường nhựa, trong vườn hoặc sân cỏ. Còn khi con học đi trong căn phòng có trải thảm, thì bạn nên để con đi chân trần để con có thể cảm nhận được mặt đất dưới chân mình.
3. Phụ thuộc vào xe tập đi
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều xe tập đi, nào là bằng gỗ, nhựa, mô phỏng ô tô… Nhưng bạn không nên mua một chiếc về nhà và cho bé sử dụng thường xuyên. Bởi xe tập đi không tốt cho quá trình phát triển tự nhiên của bé.
Xe tập đi có thể làm chậm kỹ năng đi bộ và giữ thăng bằng của trẻ. Nó cũng có thể tạo ra các dáng đi bộ bất thường mà sau này rất khó sửa. Quan sát trẻ đi bộ khi bé ở trong một chiếc xe tập đi, bạn sẽ thấy chân của bé đang lơ lửng và bé chạm đất bằng các ngón chân của mình. Đây thật sự không phải phương pháp lý tưởng để giúp trẻ tập đi nhanh hơn và vững hơn. Bên cạnh đó, các xe tập đi có thể gây nguy hiểm cho trẻ khi nó bị lật đổ và gây chấn thương nghiêm trọng.
Không phụ thuộc vào xe tập đi
4. Mặc tã cả ngày, mặc tã chật
Việc mặc tã cho bé suốt ngày cũng không tốt cho sự phát triển của bé. Việc bé mặc tã sẽ gây vướng giữa 2 chân, có thể ảnh hưởng đến khả năng giữ thăng bằng và tư thế di chuyển của bé, làm trẻ dễ đi hai hàng. Chúng cản trở sự di chuyển của khớp háng, khớp xương, cơ bắp… khiến sự phát triển của bé bị kìm hãm. Bé sẽ không thể vận động thoải mái, nhanh nhẹn được.
4. Đỡ bé dậy ngay sau khi bị ngã
Muốn bé nhanh chóng đi được, bạn không nên quá xót con. Tập đi vá té ngã là chuyện hết sức bình thường, bạn không nên quan trọng hóa vấn đề, khiến không chỉ bạn mà cả bé cũng cảm thấy sợ hãi chuyện đi đứng.
Khi bé mất thăng bằng hoặc vấp chướng ngại vật rồi té, bạn chỉ cần đỡ bé dậy, nói vài lời an ủi rồi hướng dẫn bé đi tiếp, cất chướng ngại vật là xong.
Nguồn : bau.vn