6 dấu hiệu chuyển dạ con rạ mà mẹ bầu cần lưu ý

Mỗi lần mang thai, mẹ bầu có thể có những dấu hiệu chuyển dạ hoàn toàn khác nhau.

Cùng bau.vn tìm hiểu dấu hiệu chuyển dạ con rạ trong bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu chuyển dạ con rạ: Đau lưngdau hieu chuyen da con ra

Đau lưng chính là một trong những biểu hiện đầu tiên của chuyển dạ con rạ. Phụ nữ mang thai sẽ cảm nhận được những cơn đau thắt lưng diễn ra thường xuyên. Đặc biệt, những cơn co thắt vùng lưng dưới này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi bước vào thời điểm chuyển dạ. Khi đó, những cơn đau sẽ không biến mất ngay cả khi thai phụ di chuyển hay thay đổi tư thế.

Mang thai càng nhiều lần, mẹ bầu sẽ càng cảm nhận được cơn đau lưng rõ ràng hơn. Nhiều mẹ bầu không thể lấy lại được vóc dáng vòng 2 sau lần sinh liền kề có thể khiến cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ trở nên nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp phụ nữ mang thai từng bị đau lưng trong những lần mang thai trước đó thì thai phụ sẽ có kinh nghiệm cũng như dễ dàng nhận biết cơn đau lưng do chuyển dạ gây ra hơn.

Các cơn gò tử cung mạnh và dồn dập

Khi phụ nữ mang thai bắt đầu chuyển dạ, các cơn gò tử cung sẽ xuất hiện rất đều đặn. Hơn nữa, quá trình chuyển dạ càng tiến triển thì các cơn gò tử cung sẽ càng mạnh hơn, xuất hiện thường xuyên hơn và khoảng cách càng rút ngắn hơn.

Những cơn co thắt này thường bắt đầu từ phía sau lưng rồi hướng dần về phía trước bụng của bà bầu. Bởi vậy, khi những cơn gò tử cung xuất hiện, bà bầu sẽ cảm nhận được những cơn đau dữ dội và liên tục. Khi đó, khắp vùng bụng sẽ trở nên căng cứng mỗi khi tử cung co thắt lại và sau đó thả lỏng ra. Trong trường hợp này, việc di chuyển hoặc thay đổi tư thế cũng không thể giúp cho phụ nữ mang thai cảm thấy bớt đau. Thông thường, khi những cơn co thắt xuất hiện, thai phụ sẽ không thể nói chuyện đồng thời cảm thấy rất khó khăn trong việc di chuyển.

Các cơn gò tử cung có tác dụng giúp làm mềm cũng như giãn nở cổ tử cung. Như vậy sẽ khiến cho việc sinh em bé diễn ra dễ dàng hơn. Còn đối với những ở phụ nữ đã từng sinh con, cổ tử cung và tầng sinh môn đã trở nên mềm hơn đồng thời dễ giãn nở hơn. Chính vì thế, so với khi sinh con so, dấu hiệu chuyển dạ này sẽ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn đối với phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, bởi đã từng sinh con trước đây, nên thai phụ sẽ biết cách thở đúng và rặn sinh nhịp nhàng theo chu kỳ gò. Như vậy sẽ phần nào giúp làm giảm cơn đau co thắt cũng như thúc đẩy quá trình sinh nở.

Bong nút nhầy

Nút nhầy chính là sự tích tụ của chất nhầy tạo thành một “hàng rào bảo vệ” ở giữa cổ tử cung và âm đạo. Nó có tác dụng giúp bảo vệ thai nhi khỏi những vi khuẩn có thể xuất hiện bên ngoài tử cung. Thông thường, vào thời điểm cổ tử cung bắt đầu mở để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ thì nút nhầy thường sẽ bị bong ra dưới dạng dịch nhầy, nhớt và có màu hồng. Đây chính là một trong những biểu hiện của chuyển dạ con rạ mà bà bầu nên biết. Tuy nhiên, trong trường hợp chất nhầy tiết ra kèm theo chảy nhiều máu thì phụ nữ mang thai sẽ cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức bởi nó là một dấu hiệu nguy hiểm.

Bụng tụt thấp là dấu hiệu chuyển dạ con rạdau hieu chuyen da con ra

Tình trạng bụng tụt xuống thấp sẽ xuất hiện khi đầu của thai nhi bắt đầu đi vào khung xương chậu của mẹ. Khi đó, thai phụ sẽ cảm thấy được những áp lực đè lên vùng chậu. Tuy nhiên, dấu hiệu này đối với các mẹ sinh con rạ sẽ khó phát hiện hơn so với các mẹ sinh con so, bởi cơ bụng của phụ nữ từng sinh con đã không còn săn chắc như trước. Bù lại, các mẹ sinh con rạ có thể cảm nhận được một vài biểu hiện bao gồm dễ thở hơn và đi tiểu thường xuyên hơn.

Bên cạnh đó, đối với những phụ nữ đã từng sinh con thì tình trạng bụng tụt thấp sẽ chỉ xuất hiện khi quá trình chuyển dạ thực sự bắt đầu. Thêm vào đó, một khi dấu hiệu này xuất hiện, bà bầu có xu hướng sinh con ngay sau đó. Nguyên nhân là bởi cổ tử cung của mẹ bầu lúc này có khả năng giãn nở dễ dàng hơn, mô âm đạo cũng mềm mại hơn, nên em bé dễ dàng tụt xuống và có xu hướng được đẩy ra ngoài nhanh hơn.

Phát hiện dấu hiệu chuyển dạ khi thăm khám âm đạo

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu chuyển dạ con rạ sẽ được phát hiện thông qua quá trình thăm khám và kiểm tra bên trong âm đạo của các bác sĩ. Dưới đây là một số dấu hiệu:

  • Cổ tử cung giãn ra và mỏng đi.
  • Hình thành đầu ối thai nhi
  • Ngôi thai tiến triển sau mỗi cơn gò tử cung.

Nếu nhận thấy những dấu hiệu này này, bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn sản phụ thở và rặn đẻ theo chu kỳ gò để quá trình đẩy thai nhi ra ngoài hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Vỡ ốidau hieu chuyen da con ra

Hầu hết phụ nữ mang thai khi bước vào giai đoạn chuyển dạ đều sẽ xuất hiện các cơn co thắt tử cung. Nó làm cho áp lực trong buồng tử cung tăng lên đỉnh điểm. Bên cạnh đó, vào thời điểm này, đầu thai nhị cũng di chuyển xuống dưới và tạo thành đầu ối. Đây chính là nơi màng ối mỏng nhất và rất dễ vỡ. Nếu như đầu ối căng phồng lên tại vị trí tiếp giáp với cổ tử cung thì sẽ xuất hiện tình trạng vỡ ối.

Phụ thuộc vào tình trạng vết rách màng ối lớn hay nhỏ mà sẽ có thai phụ bị chảy toàn bộ nước ối ra ngoài và có trường hợp nước ối chỉ chảy rỉ rả. Nếu nước ối chảy ra thì sản phụ sẽ phải chịu đựng những cơn co thắt dồn dập và dữ dội hơn. Nó sẽ giúp đẩy em bé ra ngoài nhanh hơn. Bởi thế mà vỡ nước ối được xem là biểu hiện chuyển dạ chính xác nhất. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai phải ngay lập tức được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho quá trình sinh em bé.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.
  • Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Lưu ý cho bà bầu khi quan hệ tình dục

    Nhiều người vẫn cho rằng phụ nữ mang thai cần kiêng hoàn toàn việc quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc quan hệ trong thai kỳ không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối. Nếu được thực hiện đúng cách và an toàn, chuyện chăn gối trong giai đoạn này không những không gây hại mà còn mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé. Vậy khi mang thai, cần lưu ý gì khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn?
  • Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Thực phẩm vàng cho thai kỳ: 10 loại trái cây tốt cho sức khỏe mẹ và bé

    Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, đặc biệt là trái cây giàu dưỡng chất, sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe, giảm ốm nghén và hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện ngay từ những ngày đầu.
  • Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai vẫn nên vận động: Vì sao tập thể dục lại tốt cho mẹ và bé?

    Mang thai là hành trình tuyệt vời nhưng cũng đầy thay đổi đối với cơ thể người phụ nữ. Bên cạnh việc nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp mẹ bầu khỏe mạnh và chuẩn bị tốt nhất cho hành trình "vượt cạn". Dưới đây là 5 lý do mẹ bầu nên duy trì việc tập thể dục đều đặn trong thai kỳ.