6 tư thế quan hệ khi mang thai an toàn cho thai nhi

Tư thế quan hệ khi mang thai nào an toàn cho thai nhi là thắc mắc của hầu hết các bà bầu, tuy nhiên đa số các mẹ lại ngại thổ lộ ra.

Khi mang thai, việc lựa chọn tư thế quan hệ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé là điều cần thiết.

6 tư thế quan hệ khi mang thai an toàn cho thai nhi

1. Kiểu truyền thống

Ở các giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, tư thế quan hệ theo kiểu truyền thống hầu hết đều thích hợp. Tư thế quan hệ kiểu truyền thống giúp nữ giới cảm thấy việc quan hệ sẽ trở nên thư giãn và thoải mái hơn, khi đó người chồng ở vai trò chủ động. Thế nhưng, bạn cần lưu ý hơn khi ở những tháng cuối thai kỳ bởi bạn sẽ gặp khó khăn hơn khi quan hệ ở tư thế năm ngửa. Do đó, hãy sử dụng một chiếc gối để hỗ trợ phần mông và lưng để dễ chịu hơn khi quan hệ.

2. Tư thế úp thìa

quan he khi mang thai

Tư thế úp thìa được đánh là tư thế đơn giản và thích hợp cho bà bầu trong xuyên suốt thai kỳ. Để thực hiện được tư thế úp thìa, mẹ bầu cần nằm nghiêng, chân hơi co lên và quay lưng lại về phía người chồng. Như vậy, người chồng ở phía sau có thể thực hiện một cách nhẹ nhàng và không gây khó chịu cho bạn. Bên cạnh đó, tư thế này cũng giúp giảm được đáng kể áp lực của người chồng và khiến bạn thoải mái hơn khi quan hệ.

3. Quan hệ khi mang thai ở tư thế nữ cao bồi

Tư thế nữ cao bồi là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn nếu như bạn đang bước vào những tháng cuối thai kỳ. Ở tư thế này, người chồng sẽ nằm ngửa trên giường, người vợ ngồi lên người chồng, hai tay chống lên ngực chồng. Với tư thế này, người chồng có thể vuốt ve bầu ngực của vợ. Thế nhưng, người chồng hãy lưu ý không được kích thích phần nhũ hoa, như vậy sẽ khiến tử cung co bóp dẫn đến nguy cơ cao xảy thai. Ngoài ra, bà bầu không nên cần mở chân quá rộng để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

4. Tư thế từ phía sau

quan he khi mang thai

Tư thế quan hệ từ phía sau cũng gần giống với tư thế úp thìa. Ở tư thế này, chúng cũng có tác dụng làm giảm áp lực từ người chồng lên bạn. Khác với tư thế úp thìa là có thể nằm, mẹ bầu thực hiện quan hệ ở tư thế này sẽ phải quỳ gối hoặc đứng dựa vào tường. Sau đó, người chồng sẽ quỳ gối hoặc đứng sau lưng vợ nhẹ nhàng thực hiện từ phía sau.

5. Tư thế bầu bên trên

Tư thế bầu bên trên rất thích hợp đối với các bà bầu đang mang thai trong vòng 3 tháng đầu. Ở tư thế này, người chồng phải nằm ngửa ở trên giường, còn người vợ nằm lên người sao cho cùng chiều cao với người chồng. Như vậy mới có thể đảm bảo cho bụng bầu không phải chịu bất kì áp lực nào khi quan hệ. Lưu ý, bạn chỉ nên thực hiện tư thế này khi bụng bầu còn nhỏ bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều so với bụng lớn.

6. Quan hệ khi mang thai với tư thế góc vuông

quan he khi mang thai

Ở tư thế góc vuông, mẹ bầu có thể nằm trên giường, hai chân buông thả xuống thành giường. Người chồng đứng thẳng sát mép giường sao cho giữa người chồng và người vợ tạo thành một góc vuông. Tư thế góc vuông có thể là một lựa chọn để mẹ bầu thăng hoa nhưng không lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • "Đẻ không đau" và những tác dụng phụ có thể mẹ chưa biết

    Đẻ không đau đang là một phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn khi chuẩn bị vượt cạn. Đẻ không đau có thật sự như tên gọi hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác?
  • Giải đáp câu hỏi

    Giải đáp câu hỏi "mẹ bầu ăn gì để con thông minh ngay từ trong bụng?"

    Bất kì người mẹ nào đều muốn con phát triển khỏe mạnh, không chỉ về vật chất mà còn cả về trí não, tinh thần. "Mẹ bầu ăn gì để con thông minh" là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
  • Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Bà bầu ăn dứa: Gây sảy thai hay dễ đẻ, đâu là câu trả lời đúng?

    Có rất nhiều thông tin cho rằng bà bầu ăn dứa sẽ gây sảy thai, nhưng lại nhiều người đồn rằng ăn dứa sẽ giúp dễ đẻ hơn. Vậy thực hư câu chuyện này thế nào?