8 điều cực đơn giản bất kì ông chồng nào cũng nên làm để tâm lý mẹ bầu luôn thoải mái, vui vẻ

Tâm lý mẹ bầu bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường xung quanh, đặc biệt là người chồng. 8 điều dưới đây cực đơn giản nhưng nếu các ông chồng thực hiện chắc chắn sẽ khiến vợ bầu cực vui vẻ và thoải mái đó!

9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau là hành trình tuy hạnh phúc nhưng cũng đầy khó khăn, mệt mỏi đối với chị em phụ nữ. Gia đoạn này tâm lý mẹ bầu rất dễ bị khủng hoảng, trầm cảm. Chính vì vậy, mà sự quan tâm và chia sẻ, yêu thương từ chồng mình sẽ là nguồn động lực to lớn. Sự quan tâm từ chồng giúp vợ bầu luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ trong suốt thời gian mang thai. Như vậy, mẹ bầu mới khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. Dưới đây là những điều gợi ý cho các ông bố:

1. Quan sát chăm lo tâm lý mẹ bầu hơn

Bạn nên quan sát vợ bầu nhiều hơn trong quá trình mang thai. Vì các cơn co thắt có thể không theo dự kiến tự nhiên mà tới bất ngờ. Do đó, bạn đừng bao giờ bỏ qua bất cứ hành động hay cơn đau nào của mẹ bầu để cô ấy luôn có được sự hỗ trợ từ bạn bất cứ lúc nào. Hãy dành thời gian để trò chuyện cùng con, vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

tam ly me bau

2. Luôn nhớ đến việc về sớm

Khi có con, trách nhiệm của người chồng lại càng to lớn hơn rất nhiều. Chính vì vậy, mà bạn đừng nghĩ đến việc la cà quán xá cùng đồng nghiệp sau giờ tan ca. Hãy về nhà sớm với vợ bầu, để cô ấy có được nhiều thời gian nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Điều quan trọng là không làm ảnh hưởng đến tâm lý, nguồn sữa trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.

3. San sẻ việc nhà – cách chia sẻ tâm lý với mẹ bầu

Có thể ngày trước, bạn là người rất được vợ quan tâm từ A – Z. Nhưng từ khi có tin vui mọi sự chú ý đều đổ dồn cho vợ và con của bạn. Vì thế, bạn nên chuẩn bị tinh thần cho sự thật phũ phàng này trong 9 tháng 10 ngày tới nhé. Bạn nên chủ động giúp việc nhà cho vợ. Bạn có thể nhờ vợ lập danh sách những việc cần hoàn thành hằng ngày để tiện theo dõi và hỗ trợ cô ấy.

tam ly me bau

4. Chăm sóc vợ bằng những bữa ăn đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Nếu ăn uống linh tinh, không cẩn thận sẽ gây hại cho con. Bạn hãy để ý khẩu phần ăn của vợ bầu, để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cô ấy và con nhé. Bạn cũng nên mua đồ ăn nhẹ và đồ uống tốt cho sức khỏe đặt sẵn ở nhà phòng khi vợ cần dùng và đi chợ nấu nướng khi rảnh.

5. Tham gia các lớp học tiền sản về tâm lý mẹ bầu

Vợ bầu sẽ cảm thấy hoang mang và thiếu chỗ dựa nếu chỉ mình mình trải qua những cảm giác lạ lẫm của một bà đẻ. Nhất là khi vào phòng sinh và trở thành một bà mẹ trẻ. Vì vậy, để làm người đồng hành người chồng cũng hãy nắm những kiến thức căn bản nhất nhé!

6. Luôn có mặt khi vợ cần

Trong thời gian vợ nghỉ thai sản, bạn tất nhiên vẫn phải đi làm để mang về thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng sắp xếp có mặt để ở nhà với vợ. Bạn nên giúp vợ mình được ngủ nhiều hơn. Nếu công việc cho phép, bạn có thể làm việc ở nhà 1-2 lần/tuần để ở bên vợ. Chỉ cần có người khác ở bên cạnh có thể giúp cô ấy rất nhiều.

tam ly me bau

7. Tạo không gian riêng

Một trong những tác nhân gây ra trầm cảm khi sinh là sự thay đổi tính cách. Vợ của bạn có thể cảm thấy rằng bản thân mình đã bị thay đổi so với trước khi mang bầu. Điều này có thể khiến cô ấy cảm thấy đáng sợ và mất phương hướng. Đó là lý do tại sao bạn nên để vợ có khoảng thời gian dành riêng cho bản thân. Thậm chí chỉ cần 1-2 giờ/tuần để vợ của bạn thực hiện sở thích (vẽ tranh, mua sắm). Hoặc đi uống cà phê với một người bạn cũng có thể tạo ra sự khác biệt to lớn cho sức khỏe tinh thần của vợ.

8. Luôn luôn nói những lời động viên

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm ngay bây giờ là trấn an người bạn đời của mình rằng cô ấy thật sự là một người vợ – người mẹ tốt. Đừng chỉ nói suông: “Em là một người vợ – người mẹ tốt”. Hãy chỉ ra những điều tốt đẹp cô ấy đã và đang làm cho con và gia đình bạn. Hãy nêu những ví dụ cụ thể cho thấy cô ấy thấy mình đã kiên trì ra sao ngay cả khi mọi thứ trở nên khó khăn. Đặc biệt nhấn mạnh những điều cô ấy đã hy sinh và yêu thương con mình như thế nào để giữ cho đứa trẻ khỏe mạnh.

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng sức khỏe tinh thần của chính bạn cũng rất quan trọng. Hãy tự tin và trở thành chỗ dựa vững chắc cho gia đình của mình các bố nhé!

Nguồn : bau.vn