Viêm đường tiết niệu thai kỳ và những điều các mẹ cần biết

Viêm đường tiết niệu thai kỳ là bệnh rất được các mẹ bầu quan tâm vì mức độ phổ biến và các biến chứng nguy hiểm nếu không được phát triển và điều trị kịp thời.

Do sức đề kháng suy yếu nên hệ tiết niệu của bà bầu có thể bị nhiễm khuẩn, dễ dẫn tới bệnh viêm đường tiết niệu thai kỳ.

Viêm đường tiết niệu thai kỳ là gì?

viem duong tiet nieu thai ky

Viêm đường tiết niệu là hiện tượng vi khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ quan bàng quang hoặc thận với mục đích gây nhiễm khuẩn cho nước tiểu, sau đó lây lan sự nhiễm khuẩn đến các cơ quan tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Trong lúc mang thai, các hormone sản sinh ở cơ thể nữ giới sẽ khiến các cơ ở niệu quản giãn ra, thời gian tiểu kéo dài hơn giúp vi khuẩn dễ xâm nhập và niệu đạo. Cùng với sự phát triển của thai, thai lớn dần lên và chèn ép bàng quang của thai phụ, bàng quang dễ ứ đọng nước tiểu là môi trường dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn và nấm. Đây chính là nguyên nhân mà các bà mẹ đang mang thai, đặc biệt là giai đoạn cuối của thai kỳ dễ bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu thai kỳ

viem duong tiet nieu thai ky

  • Cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên xuất hiện nhưng lượng nước tiểu thải ra đều rất ít.
  • Lúc tiểu có cảm giác nóng rát, tiểu rắt, khó tiểu.
  • Lúc không đi tiểu thường cảm thấy buồn, khó chịu, ớn lạnh, một số trường hợp có thể thấy đau bụng dưới và có triệu chứng sốt nhẹ.
  • Trực tràng luôn có cảm giác bị đầy.
  • Thường xuyên bị đau lưng vùng dưới sườn, thường khó chịu ở bụng, bụng ì ạch.
  • Nước tiểu có màu đục, có mùi khai bất thường, có thể có lẫn máu nếu bị viêm nhiễm nặng.

Các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

viem duong tiet nieu thai ky

  • Cấy vi trùng trên mẫu nước tiểu giữa dòng để kiểm tra tiết niệu không có triệu chứng.
  • Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra viêm nhiễm ở niệu đạo, viêm bàng quang hoặc viêm thận.
  • Xét nghiệm chức năng thận, Tổng phân tích máu, CRP, men gan.
  • Khám phụ khoa kiểm tra viêm nhiễm.

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu thai kỳ

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước sẽ khiến bà bầu muốn đi tiểu nhiều lần hơn, giúp loại bỏ nước tiểu bị đọng lại và loại bỏ được vi khuẩn trong nước tiểu khỏi niệu đạo.

Chọn đồ lót phù hợp

Đồ lót đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vùng kín khỏi tình trạng nhiễm khuẩn và nhiều tổn thương khác. Sử dụng đồ lót với kích cỡ phù hợp giúp bạn cảm thấy thoải mái, và sử dụng chất liệu thoáng mát để tăng khả năng thấm mồ hôi, tránh tạo môi trường ẩm mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi và phát triển.

Giữ vệ sinh vùng kín

Giữ vệ sinh vùng kín và cả khu vực hậu môn để tránh tình trạng lây nhiễm với các vùng lân cận.

Dung dịch vệ sinh an toàn

Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn dung dịch vệ sinh phù hợp, đặc biệt là lúc mang thai. Hạn chế sử dụng giấy vệ sinh, xà phòng,… các sản phẩm vệ sinh không rõ xuất xứ để tránh gây kích thích.

Chế độ ăn uống khoa học

Duy trì chế độ ăn uống khoa học để duy trì trạng thái thể chất tốt nhất trong kỳ mang thai, ăn đầy đủ lượng rau xanh cần thiết để tăng đề kháng, bổ sung sữa chua hoặc men vi sinh vào thực đơn hằng ngày để tăng cường lợi khuẩn và cân bằng độ pH, cân bằng các thức ăn hằng ngày với lượng vitamin E cao để bổ sung chất nhờn ở âm đạo như đậu phộng, vừng,…

Cần tránh các thức ăn cay, nóng, thực phẩm lên men, hải sản để tránh kích thích, không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia,… hạn chế thức ăn chế biến sẵn để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu.

Nguồn : bau.vn